Trợ cấp mất việc làm do thay đổi công nghệ

Công ty tôi thay đổi máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ tiên tiến nên phải cắt giảm và không bố trí được việc làm mới cho một số người lao động. Trong trường hợp này, người lao động được hưởng trợ cấp như thế nào; căn cứ tính trợ cấp mất việc cho người lao động?

Theo quy định tại khoản 1, Điều 17, Bộ luật Lao động, trong trường hợp do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ mà người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ một (01) năm trở lên bị mất việc làm, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại họ để tiếp tục sử dụng vào những vị trí làm việc mới; nếu không thể giải quyết được việc làm mới, phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm, cứ mỗi năm làm việc trả một tháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng lương.

Trợ cấp mất việc làm được tính trên cơ sở mức lương quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31-12-2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương. Thời gian để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian làm việc thực tế của người lao động đó đến khi bị mất việc làm. Trường hợp, người lao động trước đó có thời gian làm việc ở khu vực nhà nước mà chưa được nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm, thì thời gian đó chỉ được tính để nhận trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 42 của Bộ luật Lao động. Khoản trợ cấp thôi việc này do quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm của đơn vị mà người lao động bị mất việc làm trả cùng trợ cấp mất việc làm. Thời gian làm việc để được hưởng trợ cấp mất việc làm là từ đủ một năm (12 tháng) trở lên, nếu có tháng lẻ được quy định như sau: a) Dưới 1 tháng không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm; b) Từ 1 đến dưới 6 tháng được tính bằng 6 tháng làm việc để hưởng trợ cấp mất việc làm bằng 1/2 tháng lương; c) Từ đủ 6 tháng trở lên được tính bằng 1 năm làm việc để hưởng trợ cấp mất việc làm bằng 1 tháng lương. Trợ cấp mất việc làm và trợ cấp thôi việc được trả trực tiếp một lần cho người lao động tới nơi làm việc hoặc tại nơi thuận lợi nhất cho người lao động và chậm nhất không quá 7 ngày, kể từ ngày người lao động bị mất việc làm (quy định tại Điều 12 Nghị định số 39/2003/NĐ-CP).

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trợ cấp mất việc làm

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào