Ðiều kiện hoạt động của các cửa hàng mua bán di vật, cổ vật

Điều kiện hoạt động của các cửa hàng mua bán di vật, cổ vật được quy định như thế nào?

Vấn đề bạn hỏi, tại Ðiều 25 Nghị định số 98/2010/NÐ-CP ngày 21-9-2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa quy định:

1- Chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải đáp ứng các điều kiện sau đây: Là công dân Việt Nam có địa chỉ thường trú tại Việt Nam; có chứng chỉ hành nghề kinh doanh mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; có cửa hàng đủ diện tích phù hợp để trưng bày di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; có đủ phương tiện trưng bày, bảo quản và bảo vệ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

2- Hoạt động của cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải tuân thủ các quy định sau:

- Chỉ mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc hợp pháp.

- Chỉ mua bán bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia của tổ chức, cá nhân có giấy phép làm bản sao do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

- Ðối với những bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia khi trưng bày để mua bán phải ghi rõ là bản sao.

- Thực hiện và hướng dẫn các thủ tục cần thiết để người mua tiến hành đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc xin giấy phép mang di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài đối với những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc loại được phép mang ra nước ngoài theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

- Thực hiện các quy định của pháp luật về sổ sách đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mua vào và bán ra, sổ sách tài chính kế toán và nghĩa vụ nộp thuế.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào