Giấy phép lái xe ô tô quá hạn bị phạt như thế nào?

Theo quy định, giấy phép lái xe ô tô phải được chuyển đổi trước 31/12/2015. Để sau năm 2015 mới đổi giấy phép lái xe có được không? Nếu như vậy có bị phạt không?

Lộ trình chuyển đổi sang giấy phép lái xe bằng vật liệu PET được quy định tại Thông tư số 67/2014/TT-BGTVT ngày 13/11/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 38/2013/TT-BGTVT. Theo đó, giấy phép lái xe ô tô phải được chuyển đổi trước ngày 31/12/2015. Việc cấp, đổi giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng được quy định như sau:

- Trường hợp giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng dưới 3 tháng sẽ áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 52 Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT: "Người có giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, kể từ ngày hết hạn, người có giấy phép lái xe bị hỏng được xét đổi giấy phép lái xe.

- Trường hợp giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng từ 3 tháng trở lên sẽ áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 52 Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 7/11/2012:

a) Quá thời hạn sử dụng  từ 03 tháng đến dưới 01 năm, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe;

b) Quá thời hạn sử dụng  từ 01 năm trở lên, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.

Hồ sơ dự sát hạch lại thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 35 của Thông tư này.

- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô có giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 6 tháng.Mặt khác, tại điểm c khoản 4; điểm a khoản 7 Điều 21 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định việc xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới như sau:

- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô có giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 6 tháng trở lên.

Như vậy, người có giấy phép lái xe hạng B2 tới tháng 12/2015 sẽ thực hiện việc chuyển đổi sang vật liệu PET trước ngày 31/12/2015, nếu quá thời hạn sử dụng dưới 3 tháng thì được xét đổi giấy phép lái xe; nếu quá thời hạn sử dụng trên 3 tháng sẽ thực hiện các thủ tục cấp lại Giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật.

Trường hợp không thực hiện việc cấp, đổi giấy phép lái xe đúng quy định, nếu điều khiển xe ô tô tham gia giao thông sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 4, khoản 7 Điều 21 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013.

Nộp phạt muộn có bị tước bằng lái xe vĩnh viễn?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 126 Luật xử lý vi phạm hành chính có quy định:

Đối với tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo khoản 6 Điều 125 của Luật này phải được trả ngay cho người bị xử phạt sau khi thi hành xong quyết định xử phạt.

Mặt khác, theo quy định tại khoản 1, điều 5, Thông tư số 153/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước đảm bảo hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính, theo đó:

Quá thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Không tính chậm nộp tiền phạt trong thời hạn cá nhân vi phạm hành chính được hoãn thi hành quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật.

Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt, thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt đến trước ngày cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt.

 
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giấy phép lái xe

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào