Định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung như thế nào?

Vợ chồng tôi sống chung với cha mẹ và hai người em chưa lập gia đình. Mọi sinh hoạt, tài sản đều sử dụng chung. Tuy vậy, vợ chồng tôi muốn có phần tài sản của riêng mình và muốn tự mình định đoạt phần tài sản đó. Pháp luật qui định về việc này như thế nào?

Trường hợp của vợ chồng anh cũng giống như nhiều trường hợp các gia đình khác ở nông thôn. Vì vậy, khi xử lý vấn đề tài sản chung là rất khó khăn, tế nhị, nếu không cẩn thận sẽ xảy ra mâu thẫn, xung đột, nhất là khi không nắm được các qui định của pháp luật. Về việc định đoạt tài sản chung, Bộ luật Dân sự quy định như sau: Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình theo thoả thuận hoặc theo qui định của pháp luật. Trong trường hợp một chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua. Trong thời hạn ba tháng đối với tài sản chung là bất động sản, một tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó có quyền bán cho người khác. Trong trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu toà án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua, bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại. Như vậy, anh có quyền định đoạt phần quyền sở hữu về tài sản của mình trong khối tài sản thuộc quyền sở hữu chung của những người trong gia đình. Việc này thực hiện trên cơ sở của sự thoả thuận của các đồng sở hữu hoặc theo qui định của pháp luật.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào