Có nhà ở nhưng không chính chủ có được đăng ký hộ khẩu thường trú không?
Luật Cư trú được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2007 . So với các quy định pháp luật về đăng ký và quản lý hộ khẩu trước đây, Luật Cư trú đã mở rộng đối tượng và điều kiện đăng ký thường trú của công dân, hộ gia đình, tổ chức. Công dân có đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú thì yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đăng ký thường trú, tạm trú. Về trường hợp của anh, tuy hiện nay anh đã tạm trú liên tục trên một năm tại Hà Nội, nhưng anh chưa đáp ứng được điều kiện "chỗ ở hợp pháp". Mặc dù thực tế, anh đã mua đất và làm nhà ở, nhưng giấy tờ để chứng minh chỗ ở hợp pháp lại đứng tên người bác. Xét về mặt pháp lý, người bác mới được coi là chủ sử dụng, sở hữu quyền sử dụng đất ở, nhà ở. Do vậy, anh Bình không đủ điều kiện đăng ký thường trú vì chưa có "chỗ ở hợp pháp" theo quy định của Điều 20 Luật Cư trú và Điều 5 Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25/6/2007 của Chính phủ hướng dẫn quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú, Thông tư số 06/2007/TT-BCA-C11 ngày 1/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 107/2007/NĐ-CP. Như vậy, anh chưa đủ điều kiện đăng ký thường trú tại Hà Nội. Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc học tập của con anh, anh có thể đăng ký thường trú theo cách: Lập hợp đồng hoặc cam kết có công chứng hoặc xác nhận của UBND cấp xã về việc cho mượn, cho thuê hoặc cho ở nhờ giữa anh và người bác. Luật Cư trú cũng coi đó là một loại giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú. Tuy nhiên, xét về lâu dài nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, anhnên hoàn tất thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhà ở mang tên anh theo quy định của pháp luật về đất đai.
Thư Viện Pháp Luật