Tài sản do Nhà nước ưu đãi người có công với cách mạng

Cha tôi là người có công với cách mạng. Sau khi ông mất, Nhà nước cấp cho ông một căn nhà và vợ sau của ông đứng tên căn nhà. Xin hỏi căn nhà này có phải là tài sản chung của ông với người vợ sau hay không? Chúng tôi là con của ông với người vợ trước có được hưởng thừa kế căn nhà? Có thể kiện để chia tài sản hay không? Hoàng Thị Thanh H. (Q.10, TP.HCM)

Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10-8-2004 của hội đồng thẩm phán TAND tối cao có hướng dẫn về việc giải quyết tranh chấp tài sản được Nhà nước cấp cho người có công với cách mạng như sau: - Đối với tài sản được Nhà nước cấp cho chính người có công với cách mạng: (a) Nếu người này được nhận tài sản trong thời kỳ hôn nhân khi họ còn sống thì được coi là tài sản riêng của người đó, trừ trường hợp họ đã nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng. Khi họ chết, tài sản đó là di sản để lại cho các thừa kế của họ; (b) Nếu sau khi người có công với cách mạng chết mới được Nhà nước cấp tài sản cho họ thì tài sản đó là di sản để lại cho các thừa kế của họ. - Đối với tài sản được Nhà nước cấp cho thân nhân của người có công với cách mạng: Nếu sau khi người này chết, Nhà nước mới quyết định cho thân nhân của họ hưởng tài sản, thì (a) trong trường hợp quyết định cấp tài sản ghi cụ thể tên thân nhân nào được hưởng tài sản thì chỉ người có tên mới được hưởng tài sản đó; (b) trong trường hợp quyết định cấp tài sản không ghi rõ người được hưởng tài sản gồm những người cụ thể nào mà chỉ ghi cấp chung cho thân nhân của người có công với cách mạng thì thân nhân người đó được hưởng chung. Việc xác định ai là thân nhân của người có công với cách mạng trong từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo qui định của Chính phủ.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người có công với cách mạng

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào