Hộ kinh doanh không phép bị xử phạt thế nào?

Hai vợ chồng em có thuê mặt bằng 40m2 để mở tiệm nhôm kính nhỏ. Chuyên làm cửa, tủ nhôm kính. Địa chỉ ở Huyện Nhà Bè, TP.HCM Em không biết có cần trình báo giấy tờ hay đăng ký thủ tục gì không. Hiện tại vợ chồng em đã kinh doanh được 2 tháng. Như vậy có vi phạm hay bị phạt gì không a?

Theo quy định tại khoản 1 điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP của Chính Phủ về phạm vi kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh thì “Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại như buôn bán rong (buôn bán dạo) buôn bán vặt, bán quà vặt, buôn chuyến, thực hiện các dịch vụ như đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định; và các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.”

Như vậy các trường hợp của gia đình bạn đang tiến hành sản xuất nhôm kính với địa điểm cố định thì cần phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật dưới hình thức hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp. Dựa vào mô tả, có thể thấy hình thức kinh doanh mà gia đình bạn đang tiến hành là hình thức của hộ kinh doanh nên Luật Giải Phóngkhuyên bạn nên đăng ký dưới hình thức hộ kinh doanh là phù hợp nhất.

Về việc đã thực hiện hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định có thể bị xử phạt theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 Nghị định 124/2015/NĐ-CP (sửa đổi Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng . Cụ thể có thể bị xử phạt tối đa 3.000.000 đồng nếu bị phát hiện.

“Điều 6. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.”

Bởi vậy để tiếp tục thực hiện hoạt động kinh doanh, gia đình bạn cần sớm hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh tại phòng Kinh tế thuộc UBND huyện nơi thực hiện hoạt động kinh doanh.

Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh được hướng dẫn tại nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, cụ thể bao gồm: Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh theo mẫu được hướng dẫn bởi Bộ kế hoạch và đầu tư. Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Cơ quan thực hiện hoạt động đăng ký cho hộ kinh doanh là cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện. Thời hạn để giải quyết là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ và đầy đủ.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hộ kinh doanh

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào