Giới thiệu mua hóa đơn khống, tội gì?
Theo quy định tại Điều 164a bộ luật hình sự sửa đôi, bổ sung 2009 quy định về tội in ấn, phát hành hóa đơn, mua bán trái phép hóa đơn như sau:
“1. Người nào in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”
Chủ thể của tội mua bán hóa đơn trái phép được hướng dẫn cụ thể tại Điều 2 Thông tư liên tịch 10/2013/TTLT-BCA-TANDTC- VKSNDTC-BTC bao gồm 3 chủ thể sau:
“a) Cá nhân bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc người của tổ chức kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
b) Người của tổ chức nhận in hoặc đặt in hóa đơn;
c) Cá nhân hoặc người của tổ chức mua hàng hóa, dịch vụ.”
Bạn chỉ là người giới thiệu, nhưng vẫn được xem là đồng phạm trong trường hợp hành vi mua bán hóa đơn giữa hai người mà bạn giới thiệu đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự. Vai trò đồng phạm nếu có trong trường hợp này là vai trò giúp sức bởi bạn tạo ra những điều kiện thuận lợi giúp đỡ những người khác thực hiện hành vi mua bán hóa đơn.
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, việc xử lý hình sự đối với tội mua bán trái phép hóa đơn chỉ bị xử lý khi hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước được mua bán có với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Khoản 2 điều 164a BLHS còn có một số tình tiết đáng lưu ý làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội mua bán hóa đơn trái phép như thu lợi bất chính lớn hoặc gâyhậu quả nghiêm trọng. Theo đó Khoản 4,5,6 Điều 2 Thông tư liên tịch 10/2013/TTLT-BCA-TANDTC- VKSNDTC-BTC hướng đãn về các tình tiết số lượng lớn, số lượng rất lớn, đặc biệt lớn, thu lợi bất chính lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng tại điều 164a BLHS như sau:
“a) Số lượng hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi (chưa ghi giá trị) từ 50 số đến dưới 100 số được coi là lớn; từ 100 số trở lên được coi là rất lớn, đặc biệt lớn;
b) Số lượng hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước đã ghi nội dung để nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật từ 10 số đến dưới 30 số được coi là lớn; từ 30 số trở lên được coi là rất lớn, đặc biệt lớn.
5. Thu lợi bất chính lớn là thu được khoản lợi có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên từ việc thực hiện hành vi phạm tội nêu trên.
6. Gây hậu quả nghiêm trọng là trường hợp gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên”.
Như vậy, dựa vào các căn cứ nêu trên, nếu những người thực hiện hành vi mua bán hóa đơn với số lượng là 1 hóa đơn thì không bị xem là số lượng lớn và sẽ không bị khởi tố hình sự nếu họ chưa bị xử lý hình sự về tội này hoặc đã được xóa án tích hoặc chưa từng bị xử phạt hành chính về hành vi này. Ngoài ra cũng phải xét về thu lợi bất chính dưới 100 triệu hoặc gây thiệt hại dưới 100 triệu mà thuộc trường hợp nêu trên thì cũng sẽ không bị xử lý hình sự.
Nếu không đủ căn cứ để xử lý hình sự, những người thực hiện hành vi mua bán hóa đơn trái phép có thể bị xử phạt hành chính căn cứ theo quy định tại Điều 33 Nghị định 109/2013/NĐ-CP và Điều 6 Thông tư 10/2014/TT-BTC.
Theo đó, trường hợp:
- Không hủy hóa đơn được mua đã hết hạn sử dụng sẽ bị xử phạt từ 2 – 4 triệu đồng
và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: phải hủy hóa đơn được mua đã hết hạn sử dụng.
- Không khai báo việc làm mất hóa đơn đã mua nhưng chưa lập bị xử phạt 6 – 8 triệu đồng
- Cho, bán hóa đơn đã mua nhưng chưa lập bị xử phạt 20 – 50 triệu đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: phải hủy hóa đơn đã mua và chưa lập
Trường hợp xử phạt hành chính, bạn không phải nộp phạt nhưng nếu gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường.
Thư Viện Pháp Luật