Cùng cầm cố 1 loại tài sản và thế chấp xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 326 Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định về Cầm cố tài sản: “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.”
Ngoài ra, căn cứ tại Điều 167 Luật đất đai 2013 về quyền của người sử dụng đất: “1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.” Như vậy, giao dịch cầm cố quyền sử dụng đất là trái quy định của pháp luật, nên phần thỏa thuận về giao dịch bảo đảm trong hợp đồng vay tài sản giữa bạn và bạn của bạn không có giá trị pháp lý, giao dịch này nhiều khả năng sẽ vô hiệu các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, bên nào có lỗi làm cho giao dịch vô hiệu thì phải bồi thường căn cứ Điều 137 Bộ luật dân sự 2005 : “… 2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.”
Đồng thời pháp luật cũng quy định đến thời điểm trả tiền mà bên vay tiền không có tiền trả thì bên cho vay có quyền xử lý tài sản thế chấp để đối trừ nghĩa vụ trả nợ. Nếu việc xử lý tài sản thế chấp có tranh chấp thì các bên có quyền khởi kiện để tòa án giải quyết, đối trường hợp này bạn chỉ có nghĩa vụ dân sự, không chịu trách nhiệm hình sự, nên sẽ không có khung hình phạt dành cho bạn.
Thư Viện Pháp Luật