Thủ tục thành lập trung tâm giáo dục trẻ em khuyết tật
Thứ nhất về đối tượng của việc thành lập trung tâm
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được quy định tại khoản 1 Điều 3, Điều 40 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 “Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hoà nhập với gia đình, cộng đồng; bao gồm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma tuý; trẻ em vi phạm pháp luật”.
Trung tâm giáo dục trẻ em khó khăn có thể hiểu là một cơ sở trợ giúp trẻ em (trợ giúp về giáo dục, chăm sóc, bảo vệ trẻ em), quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 “Cơ sở trợ giúp trẻ em là tổ chức được thành lập để bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt”.
Thủ tục và hồ sơ xin phép thành lập như sau:
Theo quy định tại Điều 45 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định về hồ sơ xin phép thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em. Trước hết cơ quan, tổ chức, cá nhân muốn thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em phải có giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Hồ sơ xin phép thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em gồm có:
a) Đơn xin thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em;
b) Đề án thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em;
c) Giấy tờ, tài liệu chứng minh bảo đảm đủ điều kiện thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em quy định tại Điều 44 của Luật này;
d) Dự thảo quy chế hoạt động của cơ sở trợ giúp trẻ em;
đ) Sơ yếu lý lịch của người đứng ra thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em;
e) ý kiến đồng ý của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở trợ giúp trẻ em đặt trụ sở hoạt động.
Nộp hồ sơ tại : Tùy thuộc vào cơ sở trợ giúp trẻ em thuộc quyền quản lý cấp nào thì bạn sẽ nộp hồ sơ tại cấp đó. Theo quy định tại khoản Điều 47 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004. Bạn có thể nộp hồ sơ một trong những cấp sau đây:
1. Thẩm quyền thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quyết định thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em thuộc quyền quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em thuộc quyền quản lý của cấp tỉnh;
c) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em thuộc quyền quản lý của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Thư Viện Pháp Luật