Làm thủ tục khiếu nại về bậc lương ở đâu?
Vợ bạn thuộc trường hợp được tăng lương nhưng nhà trường đã bỏ sót tên vợ bạn. Do đó, vợ bạn có thể thỏa thuận với nhà trường để nhà trường bổ sung tên vợ bạn vào danh sách tăng lương.
Nếu phía nhà trường không đồng ý thì bạn có thể làm đơn gửi lên Phòng lao động – Thương binh và xã hội.
Căn cứ vào Điều 7 Thông tư số 08/2013/TT-BLĐTBXH quy định về Tiếp nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động và cử hòa giải viên lao động tham gia giải quyết tranh chấp lao động như sau:
“1. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tiếp nhận yêu cầu hòa giải tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề.
3. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động.
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cử hòa giải viên lao động tham gia giải quyết tranh chấp lao động.
4. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cử hòa giải viên lao động tham gia giải quyết tranh chấp lao động.
Quyết định cử hòa giải viên lao động tham gia giải quyết tranh chấp lao động theo mẫu số 04/HGV ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được quyết định cử tham gia giải quyết tranh chấp lao động, hòa giải viên lao động phải thông báo chương trình, thời gian, địa điểm tổ chức phiên họp hòa giải cho các bên tranh chấp biết trước ít nhất một ngày làm việc trước khi tiến hành.
Trường hợp của vợ bạn là tranh chấp về tăng lương nên phải qua thủ tục hòa giải. Nếu hòa giải không thành thì vợ bạn có thể làm đơn gửi lên Tòa án nhân dân cấp huyện để yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo đúng quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành.
Thư Viện Pháp Luật