Cấm nhân viên mang thai có đúng luật?

Tôi muốn làm việc trong một công ty nước ngoài tại Việt Nam. Khi giao kết hợp đồng, phía công ty đó có một điều khoản là không cho phép mang thai trong vòng một năm làm việc trong công ty, nếu vi phạm hợp đồng bên phía công ty có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Bởi khá hoang mang trước sự ràng buộc này từ công ty nên tôi không biết phải xử lý ra sao trước áp lực từ gia đình về việc có con bởi hai vợ chồng tôi cũng đã kết hôn được một thời gian khá lâu. Xin hỏi ý kiến luật sư bên phía công ty có đúng pháp luật hay không..?

Theo điều 15 bộ luật lao động 2012:

“Điều 15. Hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.”

Theo khoản 3 điều 155 bộ luật lao động 2016 thì:

“3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.”

Như vậy, theo luật thì không cho phép người sử dụng lao động người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động khi đang mang thai.

Trường hợp có thỏa thuận trước thì chưa có quy định rõ ràng. Tuy nhiên theo đạo đức và phong tục thì đây là một thỏa thuận trái đạo đức xã hội khi ngăn cản quyền của con người. Bởi vậy nếu tranh chấp xảy ra và phải chờ phán quyết của Tòa án nhân dân thì trên thực tế thì thỏa thuận này vẫn có thể sẽ không được Tòa án chấp nhận do vi phạm đạo đức xã hội. Tùy vào từng vụ việc cụ thể Tòa án có thể linh động đưa ra phán quyết có lợi cho người lao động trong trường hợp này.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào