Lập di chúc bằng miệng có hiệu lực không?

Hai vợ chồng có hai người con trai. Hai vợ chồng cùng bị tai nạn giao thông chết. Trong lúc hấp hối, người chồng đã di chúc miệng để lại toàn bộ tài sản của gia đình cho người con cả trước sự chứng kiến của nhiều người. Sau đó, hai người đại diện trong số những người làm chứng đã ghi chép lại toàn bộ ý nguyện của người chồng, cùng ký tên vào văn bản và đưa đi công chứng. Vậy, di chúc trên có hiệu lực không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 651: “Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa cho bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng”. Trong trường hợp mà bạn vừa nêu thì người chồng đang trong tình trạng nguy kịch vì vậy ông có quyền lập di chúc miệng.Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 5 Điều 652, di chúc miệng hợp pháp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:Người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 02 người làm chứng;Ngay sau đó, những người làm chứng ghi chép lại, cũng ký tên hoặc điểm chỉ.Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.

Trong trường hợp này, người chồng đã di chúc miệng trước sự chứng kiến của nhiều người và được 02 người đại diện trong số những người làm chứng đã ghi chép lại toàn bộ ý nguyện của người chồng, cùng ký tên vào văn bản và đưa đi công chứng. Tuy nhiên, việc công chứng phải được chứng thực trong vòng 05 ngày kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc miệng của người chồng mới hợp pháp.Hơn nữa, người chồng đã tự ý định đoạt cả phần tài sản của người vợ nên di chúc miệng của người chồng chỉ có hiệu lực đối với phần tài sản của ông.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lập di chúc

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào