Nhập quốc tịch VN và giữ quốc tịch nước ngoài được không?
Điều 19. Điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam
“1. Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;
c) Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;
d) Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;
đ) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
2. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam…;
3. Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều này, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép”
Như vậy, theo quy định của pháp luật về quốc tịch thì trong trường hợp của bạn có thể được giữ nguyên quốc tịch Đài Loan và vẫn được nhập quốc tịch Việt Nam nếu được Chủ tịch nước cho phép.
Việc bạn có bằng khen thủ khoa sinh viên quốc tế tại trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn có thể được xem xét như một căn cứ xác định nhân thân khi xin nhập quốc tịch Việt Nam. Căn cứ quan trọng nhất trong việc nhập quốc tịch Việt Nam của bạn là việc mẹ bạn là công dân Việt Nam. Theo đó, “người là cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam phải nộp bản sao Giấy khai sinh hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con”. Việc nhập giữ nguyên quốc tịch Đài Loan và nhập quốc tịch Việt Nam của bạn sẽ do Chủ tịch nước xem xét.
Thư Viện Pháp Luật