Chuyển lòng lề đường từ chỗ để xe thành chỗ bán hàng được không
Theo khoản 3 Điều 8 luật giao thông đường bộ 2008, hành vi sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép là một trong những hành vi bị nghiêm cấm. Mặt khác, khoản 1 điều 36 luật này cũng quy định rõ: lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông”. Trong đó, hè phố và lề đường là phần đường dành cho người đi bộ (khoản 1 điều 32 luật GTĐB) do vậy để phục vụ cho mục đích giao thông các cá nhân, tổ chức không được tiến hành họp chợ, mua, bán hàng hóa… ở khu vực này. Ngoại trừ một số trường hợp được phép sử dụng một phần lòng đường, hè phố không vào mục đích giao thông nhưng vẫn phải đảm bảo không ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông và đáp ứng một số quy định về việc đăng ký, thông báo, và thời gian sử dụng do Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh quy định được hướng dẫn bởi khoản 4 điều 1 nghị định 100/2013/NĐ-CP như: Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; Điểm trông, giữ xe phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội; Điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để phục vụ thi công công trình của hộ gia đình; Hộ gia đình tổ chức đám tang/ đám cưới và điểm trông, giữ xe phục vụ đám tang/ đám cưới của hộ gia đình.
Theo đó, việc bạn muốn tận dụng hè phố để buôn bán không phù hợp với quy định củapháp luật. Ngoài ra cũng xin thông tin thêm, hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày bán hàng hóa, đặt treo biển hiệu, biển quảng cáo… trái phép trên hè phố gây cản trở giao thông sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức; ngoài ra cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc phải di dời, thu dọn hàng hóa và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra (điểm c khoản 3 và khoản 8 điều 12 văn bản số 19 năm 2014 của bộ giao thông vận tại hợp nhất nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Thư Viện Pháp Luật