Giữ giấy tờ tùy thân của người giúp việc sẽ bị phạt đến 7 triệu đồng

Tôi được giới thiệu làm giúp việc cho một gia đình ở Hà Nội. Khi đến nhận việc, chủ nhà chỉ trao đổi miệng về yêu cầu công việc và mức lương mà không làm hợp đồng chi tiết quyền lợi, trách nhiệm của mỗi bên. Ngoài ra, chủ nhà còn muốn giữ giấy chứng minh thư nhân dân của tôi để làm tin. Tôi xin hỏi điều này có đúng?

Cùng với các quy định chung theo Bộ luật Lao động, Chính phủ còn có hẳn Nghị định 27/2014/ NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người giúp việc với các điều khoản khá rõ ràng về hợp đồng lao động, chế độ tiền lương, bảo hiểm, thời gian nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, những trường hợp vi phạm quy định về lao động là người giúp việc gia đình cũng được nêu rõ tại Điều 20, Nghị định số 95/2013/NĐ-CP gồm các mức xử lý:

1. Phạt cảnh cáo đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình;

b) Không trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi giữ giấy tờ tùy thân của người giúp việc gia đình.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc trả đủ tiền tàu xe đi đường cho người giúp việc gia đình đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;

b) Buộc trả giấy tờ tùy thân cho người giúp việc gia đình đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này. 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào