Xử lý tài sản cầm cố

Xử lý tài sản cầm cố được quy định như thế nào?

– Trường hợp có nhiều tài sản cầm cố: Trong trường hợp tài sản được dùng để cầm cố có nhiều vật thì bên nhận cầm cố được chọn tài sản cụ thể để xử lý, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Bên nhận cầm cố chỉ được xử lý số tài sản cần thiết tương ứng với giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm; nếu xử lý quá số tài sản cần thiết và gây ra thiệt hại cho bên cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.

– Cần chú ý, khi quyết định tiến hành xử lý tài sản cầm cố, cần xác định được hai vấn đề cơ bản. Vấn đề thứ nhất là thời điểm bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ dân sự và vấn đề thứ hai chính là chứng minh được bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận, tài sản cầm cố sẽ được xử lý theo phương thức các bên đã thống nhất cụ thể trong nội dung hợp đồng cầm cố. Nếu các bên không thỏa thuận trước, đương nhiên tài sản cầm cố sẽ được đưa ra bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Cách thức kể trên cũng được áp dụng trong trường hợp phải xử lý tài sản thế chấp. Khi quy định về “Xử lý tài sản thế chấp”,Điều 355 Bộ luật Dân sự năm 2005 khẳng định “Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản thế chấp được thực hiện theo quy định tại Điều 336 và Điều 338 của Bộ luật này”.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào