Xác định thiệt hại ngoài hợp đồng

Xác định thiệt hại ngoài hợp đồng như thế nào?


Bồi thường thiệt hại

1. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Được xác định là những thiệt hại do việc mất mát, hư hỏng tài sản hoặc những chi phí cho sự sửa chữa, thay thế tài sản hoặc ngăn chặn sự xâm phạm tài sản… Việc xác định thiệt hại trong trường hợp này thường dễ dàng hơn vì thiệt hại về tài sản luôn được định giá cụ thể bằng số liệu cụ thể.

2. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

Được xác định là chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại,…Khi xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, tòa phải dựa vào các chứng cứ do đương sự cung cấp (chẳng hạn như hóa đơn tiền viện phí) để quyết định mức bồi thường cho phù hợp.

3. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

Bao gồm các chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí hợp lý cho việc mai táng; tiền cấp dưỡng cho những người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng và tiền bù đắp tổn thất tinh thần cho người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại.

2.4. Thiệt hại do danh dự, uy tín, nhân phẩm bị xâm phạm

Bao gồm chi phí hợp lý để hạn chế khắc phục thiệt hại và thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Tuy từng trường hợp, ngoài việc buộc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai, Tòa án quyết định người gây thiệt hại phải bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất tinh thần cho người bị xâm phạm nhưng không vượt quá mười hai tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào