Quy định về việc từ chối nhận di sản thừa kế
Từ chối nhận di sản thừa kế là hành vi thể hiện ý chỉ của cá nhân khi được nhận tài sản hợp pháp từ người khác để lại.Theo Bộ luật dân sự năm 2005 quy định quyền từ chối nhận di sản được quy định tại Điều 642 một cách khá chi tiết và cụ thể.
Điều 642 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:
“ 1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản , trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cáo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản.
3. Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế.”
Mọi hành động lấy việc từ chối nhận di sản để trốn nghĩa vụ tài sản của người chết để lại (vì hiểu lầm) hay nghĩa vụ tài sản của mình đều bị pháp luật nghiêm cấm. Theo quy định của pháp luật khoản 1 Điều 631 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại”. Đối với việc từ chối nhận di sản để trốn tránh nghĩa vụ tài sản của bản thân mình với người khác thì cũng ngay tại điều 642 Bộ luật dân sự năm 2005, pháp luật cũng nghiêm cấm điều này. Việc thực hiện quyền sở hữu như vậy vi phạm điều 165 Bộ luật dân sự năm 2005: “không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.”
Nếu người thừa kế này đã từ bỏ quyền thừa kế của mình hợp pháp theo quy định của pháp luật, thì phần tài sản bị từ chối đó sẽ được đem chia theo pháp luật cho những đồng thừa kế còn lại. Cần lưu ý rằng, nếu đã từ chối nhận di sản thì đồng nghĩa với việc người từ chối sẽ không còn được hưởng di sản trong cả 2 hình thức thừa kế là theo di chúc và theo pháp luật (lưu ý rằng người từ chối nhận di sản có quyền từ chối toàn bộ hay một phần tài sản mà mình đáng lẽ được hưởng). Cuối cùng, người từ chối nhận di sản cần phảithực hiện các bước thủ tục theo luật định tại khoản 2, 3 điều 642 Bộ luật dân sự năm 2005, cụ thể là: việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản gửi cho người cùng thừa kế, người tiến hành chia di sản và công chứng tại cơ quan có thẩm quyền, thời hạn từ chối là 6 tháng, kể từ ngày mở thừa kế.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính bao gồm:
– BLDS năm 2005, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Doanh Nghiệp, Luật Công chứng,Luật kinh doanh bất động sản, Luật Hôn nhân và gia đình,…
– Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
– Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hànhLuật Nhà ở.
– Nghị định số 02/2008/NĐ-CP ngày 04/01/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng;
– Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT/BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 của liên Bộ Tư pháp chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất.
Trình tự , thủ tục nhằm từ chối quyền nhận di sản thừa kế sẽ bảo gồm các bước sau:
[tư vấn từ chối nhận di sản]
từ chối nhận di sản
Trình tự thực hiện
Bước 1:
– Công dân chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật, nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan có thẩm quyền công chứng trong hoặc ngoài trụ sở nhà nước.
– Công dân xuất trình bản chính của giấy tờ đã nộp bản sao để đối chiếu.
– Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận, viết giấy hẹn (nếu có); trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn công dân làm lại theo đúng quy định.
Bước 2:
– Công chức UBND cấp xã kiểm tra nội dung các giấy tờ liên quan và chứng thực; Trường hợp không thể chứng thực thì thông báo lý do cho công dân biết.
Bước 3 :
– Công dân đến nhận kết quả nộp lại giấy biên nhận nộp hồ sơ, nộp lệ phí theo quy định.
Thành phần hồ sơ
– Văn bản từ chối nhận di sản do người từ chối nhận di sản lập trong đó có cam kết việc từ chối nhận di sản không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản với người khác hay cá nhân mình.
– Bản sao giấy từ tùy thân của người từ chối ( CMTND hay Hộ chiếu )
– Bản sao hộ khẩu (hoặc giấy tờ thay thế) của người từ chối.
– Bản sao giấy chứng tử của người để lại di sản.
– Di chúc( nếu có ).
– Bản sao giấy chứng minh quyền đăng kí sở hữu, sử dụng tài sản và các giấy tờ lên quan của người để lại di sản.
Thư Viện Pháp Luật