Nội dung của hợp đồng tặng cho tài sản
Nội dung của hợp đồng tặng cho tài sản gồm một số nội dung chính:
+ Đối tượng của hợp đồng: tài sản tặng cho
+ Điều kiện tặng cho (nếu có)
+ Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng
+ Quyền, nghĩa vụ của các bên
+ Việc nộp thuế và lệ phí chứng thực
+ Phương thức giải quyết tranh chấp
Tặng cho tài sản bao gồm các trường hợp tặng cho động sản và tặng cho bất động sản.
1. Tặng cho động sản
Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực khi bên được tặng cho nhận tài sản. Đối với động sản mà pháp luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực từ thời điểm đăng ký.
2. Tặng cho bất động sản
Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu.
Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký, nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực từ thời điểm chuyển giao tài sản.
3. Hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện
a, Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ dân sự trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được trái pháp luật và đạo đức xã hội
b, Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
c, Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Thư Viện Pháp Luật