Được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ khi có giáo viên nghỉ thai sản
Theo Mục II của Thông tư số: 50/2008/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 9/9/2008 của liên Bộ gồm: Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính, thì tiền lương của một tháng làm căn cứ tính trả tiền lương dạy thêm giờ của nhà giáo bao gồm mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng, các khoản phụ cấp lương và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có); Số giờ tiêu chuẩn làm cơ sở tính trả tiền lương dạy thêm giờ được căn cứ vào chế độ làm việc của nhà giáo theo các văn bản nêu tại Điểm b Khoản 2 Mục I Thông tư này.
Về nguyên tắc đối với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì tùy theo điều kiện cụ thể của từng đơn vị để thực hiện tạm ứng tiền lương dạy thêm giờ theo tháng hoặc theo học kỳ cho phù hợp và quyết toán vào cuối năm tài chính;
Chỉ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ ở đơn vị, bộ môn thiếu nhà giáo theo định mức biên chế. Đơn vị, bộ môn không thiếu nhà giáo theo định mức biên chế thì chỉ được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ khi có nhà giáo nghỉ ốm, thai sản theo quy định phải bố trí nhà giáo khác dạy thay.
Như vậy, theo thư bạn viết và căn cứ vào quy định nêu trên, nếu bạn dạy vượt định mức thời gian làm việc theo Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số: 28 /2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) thì bạn hoàn toàn được áp chế độ trả lương dạy thêm giờ. Tuy nhiên, số giờ dạy thêm được tính trả tiền lương dạy thêm giờ theo quy định tại Thông tư số: 50/2008/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC không quá 200 giờ tiêu chuẩn/năm.
Cụ thể, cách tính tiền lương dạy thêm giờ được áp dụng như sau:
Số giờ dạy thêm |
= |
Số giờ tiêu chuẩn thực hiện |
- |
Số giờ tiêu chuẩn định mức |
|
|
Số giờ tiêu chuẩn thực hiện |
= |
Số giờ thực tế giảng dạy được quy đổi theo giờ tiêu chuẩn |
+ |
Số giờ thực hiện các công việc khác được quy đổi theo giờ tiêu chuẩn (nếu có) |
Thư Viện Pháp Luật