Chế độ nghỉ hưu trước tuổi trong Công an nhân dân
Tại điều 19 Luật Cư trú quy định về điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh “Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú ở tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, nhượng, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản”. Do đó, trường hợp con trai bạn Giáp được đăng ký thường trú vào hộ khẩu của cô ruột bạn Giáp nếu được chủ hộ đồng ý cho nhập vào hộ khẩu của mình. Tại điểm b, khoản 2, điều 6 Thông tư 35/2014/TT-BCA ngày 09/9/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18/4/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú quy định người chưa thành niên nếu không đăng ký thường trú cùng cha, mẹ hoặc cha hoặc mẹ mà đăng ký thường trú cùng với người khác thì phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của cả cha, mẹ hoặc cha hoặc mẹ, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã. Thủ tục đăng ký thường trú gồm:
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu;
- Giấy chuyển hộ khẩu;
- Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp quy định tại điều 6 Nghị định số 31/2004/NĐ-CP ngày 18/4/2014 của Chính phủ. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên; trường hợp người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
- Văn bản đồng ý của cha, mẹ hoặc cha hoặc mẹ, có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã./.
Thư Viện Pháp Luật