Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn trong trường hợp chồng là người nước ngoài
Thứ nhất, các tài sản chung của hai vợ chồng bạn được hình thành trong thời kì hôn nhân nên được coi là tài sản chung vợ chồng, không căn cứ vào việc ai đứng tên trên giấy tờ sở hữu (khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
Thứ hai, về chia tài sản khi ly hôn. Do tài sản đó là tài sản chung vợ chồng nên khi ly hôn thì các bên có thể thỏa thuận về việc chia tài sản, nếu không thỏa thuận được hoặc thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì tòa sẽ giải quyết. Tòa sẽ giải quyết theo nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, nhưng có tính đến các yếu tố: Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng (Khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014)
Thứ ba, việc nhập hộ khẩu cũng không làm thay đổi giá trị pháp lý của khối tài sản chung. Chị và chồng chị kết hôn sẽ có giấy chứng nhận kết hôn. Đây là văn bản cao nhất thế hiện mối quan hệ hôn nhân của 2 vợ chồng. Do đó, dù chồng chị nhập hoặc không nhập hộ khẩu thì chị và chồng chị vẫn tồn tại mối quan hệ hôn nhân và các quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản gắn liền với hôn nhận. Bởi vậy, khối tài sản đó vẫn là tài sản chung của vợ chồng, việc chia tài sản khi ly hôn vẫn tiến hành theo luật định.
Thư Viện Pháp Luật