Thẩm quyền của tòa án theo loại việc về tranh chấp kinh doanh
1. Thẩm quyền dân sự của tòa án:
Xuất phát từ những đặc thù về tổ chức hệ thống tòa án cho nên quan niệm về thẩm quyền của tòa án trong tố tụng dân sự cũng có những điểm khác biệt. Khái niệm về thẩm quyền của tòa án được tiếp cận dưới ba góc độ là thẩm quyền theo loại việc, thẩm quyền của tòa án các cấp và thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ. Trên cơ sở đó, thẩm quyền dân sự của tòa án được định nghĩa như sau:
Thẩm quyền dân sự của tòa án là quyền xem xét giải quyết các vụ việc và quyền hạn ra các quyết định khi xem xét giải quyết các vụ việc đó theo thủ tục tố tụng dân sự của tòa án.
Khác với thẩm quyền xét xử hành chính và thẩm quyền xét xử hình sự của tòa án, thẩm quyền dân sự của tòa án có những đặc trưng sau.
Tòa án nhân danh quyền lực nhà nước, độc lập trong việc xem xét giải quyết và ra các phán quyết đối với các vụ việc phát sinh từ các quan hệ mang tính tài sản, nhân thân được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận giữa các chủ thể với nhau.
Thẩm quyền dân sự của tòa án được thưc hiện theo thủ tục tố tụng dân sự.
Việc xác định thẩm quyền giữa các tòa án một cách hợp lý, khoa học tránh được sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ giữa tòa án với các cơ quan nhà nước, giữa các tòa án với nhau, góp phần tạo điều kiện cần thiết cho tòa án giải quyết nhanh chóng và đúng đắn các vụ việc dân sự. Bên cạnh đó, việc xác định thẩm quyền giữa các tòa án một cách hợp lý, khoa học còn tạo thuận lợi cho các đương sự tham gia tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trước tòa án, giảm bớt những phiền phức cho đương sự.
Ngoài ra, việc xác định thẩm quyền của các tòa án một cách hợp lý và khoa học còn có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định những điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết của đội ngũ cán bộ ở mỗi tòa án và các điều kiện khác, trên cơ sở đó có kế hoạch đáp ứng đảm bảo cho tòa án thực hiện được chức năng, nhiệm vụ.
2. Thẩm quyền dân sự của tòa án theo loại việc
Thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc là thẩm quyền của Tòa án trong việc thụ lí giải quyết các vụ việc
Cơ sở để xác định những loại việc thuộc thẩm quyền dân sự của Tòa án đó là việc xác định thẩm quyền phải căn cứ vào tính chất của loại quan hệ pháp luật nội dung mà tòa án cần giải quyết. Thông thường, các nhóm quan hệ pháp luật nội dung có cùng tính chất sẽ được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật của từng ngành luật nội dung riêng biệt. Ngoài ra, trong một số trường hợp để giảm bớt áp lực về công việc của ngành tòa án, đồng thời xuất phát từ những yêu cầu của việc giải quyết tranh chấp và tính chất của vụ việc cần giải quyết…pháp luật quy định tòa án chỉ có thẩm quyền giải quyết sau khi vụ việc đã được các cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước hoặc đương sự đã yêu cầu nhưng cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định.
Hiện nay các vụ việc thuộc thẩm quyền dân sự của tòa án được quy định tại các điều từ Điều 25 đến Điều 32 BLTTDS và một số điều luật của các văn bản pháp luật khác. Theo đó, tòa án có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự sau:
Những vụ việc phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự
Những vụ việc phát sinh từ quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình.
Những vụ việc phát sinh từ quan hệ pháp luật kinh doanh, thương mại.
Những vụ việc phát sinh từ quan hệ lao động.
Yêu cầu công nhận hoặc không công nhận các bản án quyết định của tòa án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài.
– Tranh chấp kinh doanh, thương mại là những bất đồng, xung đột chủ yếu về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể liên quan đến lĩnh vực hợp đồng thương mại hoặc các hoạt động kinh tế khác được pháp luật quy định là tranh chấp kinh tế, thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tài phán kinh tế.
Như vậy, có thể rút ra định nghĩa về “thẩm quyền dân sự của tòa án theo loại việc về tranh chấp kinh doanh thương mại
Thư Viện Pháp Luật