Công an có được quát tháo người bán hàng rong?
“Điều 40: Ứng xử khi giao tiếp với nhân dân
1. Khi tiếp xúc, giải quyết công việc với nhân dân, cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân phải thể hiện thái độ ứng xử có văn hóa, tôn trọng, khiêm tốn, bình tĩnh, tận tình, chu đáo; thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước, của ngành; nêu cao tinh thần trách nhiệm, không gây khó khăn, phiền hà với nhân dân.
2. Khi ăn ở, sinh hoạt tại nhà dân, phải giữ đúng tư thế, lễ tiết, tác phong; tôn trọng nếp sống của gia đình, phong tục tập quán của địa phương và làm tốt công tác dân vận.
3. Khi sinh hoạt ở gia đình, nơi cư trú và những nơi khác, phải gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương; đoàn kết với nhân dân nơi cư trú; trong quan hệ gia đình phải hiếu thảo, bình đẳng, hòa thuận, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa.
Điều 41: Ứng xử khi tiếp xúc với các đối tượng vi phạm pháp luật
Khi tiếp xúc với các đối tượng vi phạm pháp luật, cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân phải giữ đúng tư thế, lễ tiết, tác phong; có thái độ ứng xử đúng mực; không có lời nói, hành vi xúc phạm, phân biệt đối xử với người vi phạm”.
Theo các quy định của pháp luật vừa trích dẫn ở trên, cán bộ chiến sĩ công an nhân dân khi tiếp xúc với nhân dân nói chung cũng như những người có hành vi vi phạm pháp luật nói riêng đều phải có thái độ cư xử đúng mực, có văn hóa và thể hiện sự tôn trọng.
Trường hợp cán bộ chiến sĩ công an vi phạm quy định về điều lệnh công an nhân dân sẽ bị xử lý theo quy định tại Thông tư số 10/TT-BCA-X11 năm 2010 với các hình thức như: phê bình, khiển trách, hạ bậc thi đua, không công nhận đơn vị "văn hóa - kiểu mẫu về điều lệnh công an nhân dân", luân chuyển công tác, hạ bậc lương, giáng cấp, giáng chức, tước danh hiệu CAND…
Trong trường hợp gây tổn hại đến sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của nhân dân thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh tương ứng theo quy định tại Bộ luật hình sự.
Thư Viện Pháp Luật