Chủ thể và nội dung của quyền sử dụng tài sản
Quyền sử dụng tài sản có thể được chủ sở hữu trực tiếp thực hiện nhưng cũng có thể được thực hiện thông qua người khác.
Thứ nhất, đối với chủ sở hữu: Chủ sở hữu có toàn quyền trong việc sử dụng tài sản phù hợp với tính năng, công dụng của tài sản. Tuy nhiên, khi sử dụng tài sản thì chủ sở hữu không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Thứ hai, người không phải là chủ sở hữu được sử dụng tài sản thông qua hợp đồng với chủ sở hữu: Theo ý chí của chủ sở hữu, người không phải là chủ sở hữu cũng có thể sử dụng tài sản thông qua hợp đồng chuyển quyền sử dụng tài sản như hợp đồng thuê, hợp đồng mượn hoặc những trường hợp khác (bên giữ tài sản đảm bảo cóquyền sử dụng tài sản đảm bảo nếu được bên đảm bảo đồng ý). Ngoài việc sử dụng tài sản theo ý chí của chủ sở hữu, người sử dụng tài sản phải tuân theo các quy định của pháp luật trong quá trình sử dụng tài sản.
Thứ ba, người không phải là chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo quy định của phápluật. Đây là những trường hợp mà pháp luật quy định cho phép một chủ thể nhất định có quyền sử dụng tài sản. Ví dụ: Khoản 1 Điều 68 BLDS 2005 cho phép người giám hộ có quyền sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chỉ dùng cho những nhu cầu cần thiết của người được giám hộ.
Thứ tư, người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình thì cũng có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo quy định của phápluật: Bản thân người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ngay tình không có lỗi đối với việc chiếm hữu, do đó họ có quyền sử dụng tài sản để hưởng hoa lợi, lợi tức hoặc khai thác công dụng trực tiếp từ tài sản mà mình chiếm hữu.
Trong một số trường hợp khác mà pháp luật quy định, cơ quan hoặc tổ chức cũng cóquyền sử dụng tài sản trên cơ sở một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ: Cơ quan, tổ chức sử dụng tài sản bị trưng dụng.
Thư Viện Pháp Luật