Khái niệm cầm cố (cầm đồ) tài sản là gì?
Theo Điều 326 – Bộ luật Dân sự 2005 có quy định: “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự”
Đồng thời, Điều 330, 331 quy định về quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố như sau:
“Ðiều 330. Nghĩa vụ của bên cầm cố tài sản
Bên cầm cố tài sản có các nghĩa vụ sau đây:
1. Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận.
2. Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trong trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố.
3. Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Ðiều 331. Quyền của bên cầm cố tài sản
Bên cầm cố tài sản có các quyền sau đây:
1. Yêu cầu bên nhận cầm cố đình chỉ việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp quy định tại khoản 3 Ðiều 333 của Bộ luật này, nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
2. Ðược bán tài sản cầm cố, nếu được bên nhận cầm cố đồng ý.
3. Ðược thay thế tài sản cầm cố bằng một tài sản khác nếu có thỏa thuận.
4. Yêu cầu bên nhận cầm cố giữ tài sản cầm cố trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.
5. Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.”
Bạn có thể tham khảo thêm các quy định tại các điều từ Điều 326 đến Điều 341, Bộluật Dân sự 2005 để hiểu thêm các quy định về cầm cố tài sản.
Thư Viện Pháp Luật