Thời hiệu khởi kiện trong vụ án dân sự
Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (khoản 1 Điều 159 BLTTDS). Theo quy định tại điều 160 BLDS năm 2005, riêng đối với yêu cầu hoàn trả tài sản thuộc sở hữu nhà nước yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện.
Trong các ngành luật nội dung thường quy định thời hạn giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ mà ngành luật đó điều chỉnh. Cụ thể, thời hiệu khởi kiện các tranh chấp về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động được quy định cụ thể trong BLDS năm 2005, luật thương mại năm 2005, luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật lao động năm 2006. Ví dụ: trong BLDS thời hiệu khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp về thừa kế là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hay theo quy định tại điều 319 luật thương mại thì thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp thương mại là hai năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp kinh doanh dịch vụ logistic. Đối với các tranh chấp về hợp đồng kinh doanh bảo hiểm thì thời hiệu khởi kiện là ba năm kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp (Điều 30 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000). Đối với các tranh chấp lao động thì theo quy định tại các điều 166, 167 Bộ luật lao động năm 2006, thời hiệu khởi kiện tính từ khi xảy ra hành vi vi phạm đối với các tranh chấp lao động về kỷ luật sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao đông, bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao độngvà tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động, tranh chấp về bảo hiểm xã hội giữa người lao động với người sử dụng lao động , tranh chấp về bảo hiểm xã hội, tranh chấo giữa người sử dụng lao động với cơ quan bảo hiểm xã hội, tranh chấp lao động tập thể là một năm; đối với tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động là ba năm; đối với các tranh chấp lao động khác thường là 6 tháng
Việc pháp luật quy định thời hiệu khởi kiện vừa có ý nghĩa bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể bị xâm phạm vừa bảo đảm việc giải quyết VADS được thuận lợi. Vì vậy, việc khởi kiện vụ án dân sự phải được tiến hành trong thời hiệu khởi kiện.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 159 BLTTDS thì đối với những tranh chấp mà trong văn bản quy phạm pháp luật không quy định thời hiệu khởi kiện thì “thời hiệu khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết VADS là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước bị xâm phạm”.
Đồng thời theo quy định tại Điều 160 BLTTDS thì các qy định của BLDS về thời hiệu được áp dụng trong khi TTDS. Theo đó, thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại kể từ ngày tiếp theo sau ngày xả ra các sự kiện sau đây: bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện. Bên có nghĩa vụ thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với các người khởi kiện các bên đã tự hòa giải với nhau (Điều 162 BLDS).
Thư Viện Pháp Luật