Mặt chủ quan của tội đào nhiệm

Mặt chủ quan của tội đào nhiệm?

 Tuy điều văn của Điều luật đã quy định người phạm tội cố ý từ bỏ nhiệm vụ công tác, nhưng hậu quả nghiêm trọng gây ra người phạm tội không mong muốn, họ có thể bỏ mặc hoặc không quan tâm đến hậu quả, họ chỉ cố ý thực hiện hành vi (từ bỏ nhiệm vụ) còn hậu quả như thế nào họ không quan tâm. Có trường hợp người phạm tội không biết hậu quả xảy ra hay không, tức là người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được, hoặc không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
 
Như vậy, người phạm tội đào nhiệm thự hiện hành vi do cố ý nhưng tội phạm này được thực hiện do cố ý hay vô ý là một vấn đề cần trao đổi.
 
Có ý kiến cho rằng, người phạm tội đào nhiệm thực hiện hành vi của mình do cố ý vì trước hết người phạm tội đã cố ý thực hiện hành vi đào nhiệm, mặc dù người phạm tội không mong muốn do hậu quả xảy ra nhưng chí ít cũng bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.
 
Có ý kiến khác cho rằng, tuy người phạm tội cố ý thực hiện hành vi nhưng không mong muốn và cũng không bỏ mặc cho hậu quả xảy ra nên không phải là cố ý phạm tội, trường hợp phạm tội này cũng như trường hợp người lái xe cố ý đi vào đường ngược chiều gây tai nạn làm chết người.
 
Có thể còn ý kiến khác nhau về lỗi của người phạm tội đào nhiệm, nhưng dù sao chúng ta có thể khẳng định rằng, người phạm tội đã cố ý thực hiện hành vi đào nhiệm, còn thái độ của người phạm tội đối với hậu quả là bàng quang bỏ mặc, do đó theo chúng tôi, người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội này là do cố ý (cố ý gián tiếp).
 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào