Các đối tượng sở hữu trí tuệ được Nhà nước bảo hộ
– Đối tượng quyền tác giả: Tác phẩm văn học, nghệ thuật và tác phẩm khoa học. Đối tượng của quyền tác giả bao gồm: mọi tác phẩm sáng tạo trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học, được thể hiện dưới bất kì hình thức và bằng bất kì phương tiện nào, không phân biệt nội dung, giá trị và không phụ thuộc vào bất kì thủ tục nào (Điều 737 BLDS 2005). Quyền tác giả phát sinh kể từ ngày tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định (Khoản 1 Điều 739 BLDS 2005).
– Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp: Bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý (Khoản 1 Điều 750 BLDS 2005). Quyền của chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm:
+ Sử dụng, cho phép người khác sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp.
+ Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
+ Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp (Điều 4.4 Luật sở hữu trí tuệ).
Khác với quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp chỉ được xác lập trên cơ sở tác giả và một số chủ thể khác nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ.
– Đối tượng quyền đối với giống cây trồng: Vật liệu nhân giống và giống cây trồng (Khoản 2 Điều 750 BLDS 2005).
c. Các nhóm quyền sở hữu trí tuệ:
– Nhóm quyền tác giả (bản quyền tác giả).
– Nhóm sở hữu công nghiệp (quyền sở hữu công nghiệp).
– Giống cây trồng (Điều 3 luật sở hữu trí tuệ).
Về nguyên tắc, người có bất động sản phải thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu để được công nhận là chủ sở hữu. Việc đăng ký quyền sở hữu chính là bằng chứng chứng minh ai là chủ sở hữu của bất động sản.
Quy định này còn dẫn đến một hệ lụy quan trọng trong các giao dịch dân sự: việc chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản, về nguyên tắc chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu, trong khi đó, thời điểm chuyển giao quyền sở hữu đối với động sản là kể từ khi động sản được giao.
Thư Viện Pháp Luật