Khái niệm người thừa kế là gì ?

Khái niệm người thừa kế là gì ?

Người thừa kế là người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Như vậy, có 2 loại người thừa kế:
•    Người thừa kế theo pháp luật: Chỉ có thể là cá nhân và phải có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng đối với người để lại di sản.
•    Người thừa kế theo di chúc: Có thể là cá nhân, tổ chức hoặc Nhà nước
Điều kiện của Người thừa kế được quy định tại điều 635 BLDS năm 2005: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”
Người thừa kế có những quyền, nghĩa vụ tài sản do người để lại di sản để lại.
+ Người thừa kế phải thực hiện những nghĩa vụ sau:
•    Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản do người để lại di sản để lại trong phạm vi di sản được nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Tuy nhiên, pháp luật khuyến khích người thừa kế thực hiện toàn bộ nghĩa vụ mà người để lại di sản để lại, kể cả những trường hợp không còn di sản. Đây là nghĩa vụ mang tính đạo lí của con cái đối với cha mẹ.
•    Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người để lại di sản để lại do người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế.
•    Trong trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người để lại di sản để lại.
+ Quyền của người thừa kế
•    Quyền của người thừa kế được quy định tại Điều 642 BLDS năm 2005. Pháp luậtquy định, người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhận di sản nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình với người khác.
•    Việc từ chối nhận di sản phải lập thành văn bản, người từ chối nhận di sản phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia tài sản, công chứng nhà nước hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản. Pháp luật quy định thời hạn từ chối nhận di sản là 6 tháng kể từ thời điểm mở thừa kế. Sau 6 tháng kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu người thừa kế không từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế.
•    Tuy nhiên việc quy định người thừa kế chỉ được từ chối nhận di sản trong thời hạn 6 tháng từ thời điểm mở thừa kế là không hợp lý. Trong không ít trường hợp, sau khi người để lại di sản chết hàng vài năm, việc phân chia di sản mới được đặt ra (điều này là hoàn toàn phù hợp với cách xử sự truyền thống của người Việt Nam). Khi đó, tranh chấp về thừa kế mới nảy sinh, các bên đương sự đưa nhau ra tòa, yêu cầu Tòa án giải quyết. Nhiều người trong số các đương sự này vì không muốn tham gia vào vụ tranh chấp hoặc vì các lý do khác đã không muốn nhận di sản thừa kế và lúc này họ mới có ý định từ chối nhận di sản. Việc áp dụng một cách máy móc Điều 642 làm phức tạp hóa quan hệ dân sự, gây phiền phức cho người dân, chứ chưa thực nhằm mục đích làm ổn định quan hệ xã hội. Vì vậy, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của những người thừa kế, cũng như tạo điều kiện cho Tòa án giải quyết nhánh chóng, kịp thời các tranh chấp về thừa kế, nên sửa đổi quy định tương ứng của BLDS năm 2005 theo hướng, không quy định hạn chế thời hạn từ chối nhận di sản thừa kế. Đồng thời, pháp luậtcũng không nên hạn chế phương thức thể hiện việc từ chối mà người từ chối có thể báo với các cơ quan Nhà nước hoặc Tòa án và những người thừa kế khác tại bất kỳ thời điểm nào trước khi di sản thừa kế được chia.
*  Người không được hưởng di sản.
Trong quan hệ thừa kế, những người là vợ, chồng, con…của người để lại di sản hoặc những người được chỉ định trong di chúc là những người được hưởng di sản của người để lại di sản. Tuy nhiên, trong thực tế có những trường hợp họ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình, có hành vi trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, thuần phong mĩ tục, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín của bố, mẹ, anh, em, vợ, chồng…Người có hành vi đó không xứng đáng được hưởng di sản của người để lại thừa kế
Khoản 1 Điều 643 BLDS năm 2005 quy định về những người không được hưởng di sản gồm:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Tuy nhiên, để đảm bảo quyền tự định đoạt của người để lại di sản, pháp luật quy định: Những người này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.( khoản 2 Điều 643 BLDS).
*  Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế của nhau mà chết cùng thời điểm.
Trong thực tế có những trường hợp nhiều người cùng chết trong một tai nạn mà không xác định được ai chết trước, ai chết sau. Vì vậy buộc phải suy đoán họ chết cùng thời điểm. Nếu hai người có quyền thừa kế của nhau mà được coi là chết cùng thời điểm thì họ sẽ không được thừa kế của nhau. Di sản của mỗi người được chia cho những người thừa kế khác của họ.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thừa kế

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào