Quy định của pháp luật về hợp đồng bảo hiểm con người
Hợp đồng bảo hiểm con người được quy định từ điều 31 đến điều 39 Luật kinh doanh bảo hiểm (LKDBH).
– Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người
Điều 31, LKDBH quy định đối tượng của loại hợp đồng này là tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe và tai nạn con người. Bên mua bảo hiểm có thể mua bảo hiểm cho bản thân, vợ, chồng, bố, mẹ, con cái, anh chị em ruột và những người khác nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm. Không được giao kết hợp đồng đối với người đang mắc bệnh tâm thần, việc giao kết hợp đồng với người dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ, người giám hộ.
– Căn cứ trả tiền bảo hiểm con người
Điều 33, Luật KDBH quy định trong bảo hiểm tai nạn con người doanh nghiệp phải trà tiền bảo hiểm cho người thị hưởng trong phạm vi số tiền bảo hiểm. Trong bảo hiểm sức khỏe thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm trong phạm vi số tiền bảo hiểm căn cứ vào chi phí khám chữa.
Doanh nghiệp không trả tiền bảo hiểm khi người được bảo hiểm chết do tự tử, chết do bị kết án tử hình hoặc do lỗ cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng.
– Bảo hiểm nhân thọ
Điều 34, Luật KDBH quy định bên mua có nghĩa vụ thông báo chính xác tuổi của mình vào thời điểm giao kết hợp đồng, trong trường hợp thông báo sai tuổi làm giảm số phí phải đóng thì doanh nghiệp yêu cầu bên mua đóng bổ dung hoặc giảm số tiền bảo hiểm tương ứng với số phí bảo hiểm đã đóng.
Bên mua thì có thể đóng một hoặc nhiều lần theo thời hạn thỏa thuận (Điều 35).
Ngoài ra, luật còn quy định doanh nghiệp bảo hiểm không được kiện đòi bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm trong trường hợp bên mua bảo hiểm không đóng hoặc đóng không đủ phí bảo hiểm (Điều 36) và không được yêu cầu người thứ ba bồi hoàn trong trường hợp người được bảo hiểm chết, bị thương tật hoặc đau ốm do hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp của người thứ ba (Điều 37). Luật còn quy định trường hợp giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết và quy định các trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm.
Thư Viện Pháp Luật