Các quy định chung về hợp đồng vay tài sản
Hình thức của hợp đồng do các bên thỏa thuận: có thể bằng lời nói hoặc bằng văn bản.
Hợp đồng vay tài sản thường là hợp đồng đơn vụ và bên vay không có quyền với bên cho vay (trừ trường hợp hợp đồng cho vay có lãi suất thì bên cho vay có nghĩa vụ chuyển tiền đúng thời hạn).
Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù (nếu hợp đồng vay có lãi suất là hợp đồng có đền bù, không có lãi suất là hợp đồng không có đền bù).
Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng chuyển quyền sở hữu đối với tài sản từ bên cho vay sang bên vay, khi bên vay nhận tài sản. Vì vậy bên vay có toàn quyền đối với tài sản vay, trừ trường hợp vay có điều kiện sử dụng.
Đối tượng của hợp đồng vay tài sản thông thường là một khoản tiền nhưng thực tế cũng có thế là vàng, kim khí, đá quý hoặc một số lượng tài sản khác. Tuy nhiên, nếu vay bằng vật thì đối tượng của hợp đồng phải là vật cùng loại.
Hợp đồng vay tài sản có thể có hoặc không có kì hạn. Kì hạn trong hợp đồng vay tài sản là một khoảng thời gian nhất định do hai bên thỏa thuận khi xác lập hợp đồng. Nếuhợp đồng vay tài sản không thỏa thuận về kì hạn thì bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay phải thực hiện hợp đồng bất kì thời điểm nào, đồng thời bên vay cũng có thể thực hiện hợp đồng với bên cho vay bất cứ thời điểm nào. Trường hợp hết hạn hợp đồng mà bên vay không trả nợ được thì phải chịu trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng. Nếu là vay có lãi suất thì bên vay còn phải trả lãi trên nợ gốc và lãi quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.
Lãi suất trong hợp đồng vay tài sản là tỉ lệ phần trăm so với tiền vay nhân với thời gian vay, do đó lãi suất có thể tính theo tháng, theo quý, theo năm hoặc nếu thời gian vay ngắn thì có thể tính theo ngày…Căn cứ vào lãi suất, số tiền vay và thời gian vay mà bên vay phải trả một số tiền nhất định (tiền lãi). Số tiền này tỉ lệ thuận với lãi suất, số tiền vay và thời gian vay.
Các bên trong hợp đồng còn có thể thỏa thuận việc tài sản vay phải sử dụng đúng mục đích vay và bên cho vay có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản đã cho vay. Nếu bên vay sử dụng tài sản vay không đúng mục đích mà bên cho vay đã nhắc nhở nhưng vẫn sử dụng tài sản đó trái mục đích vay, thì bên vay có tiền đòi lại tiền, tài sản đã cho vay trước thời hạn.
Thư Viện Pháp Luật