Quy định về xét xử ở cấp sơ thẩm
Cấp sơ thẩm tiến hành trình tự, thủ tục giải quyết vụ án lần thứ nhất. Tất cả các vụ án nếu đưa ra xét xử thì đều phải tiến hành qua cấp sơ thẩm. Đây là cấp xét xử không thể thiếu và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án. Lý luận và thực tiễn đều cho thấy, nếu cấp sơ thẩm xét xử chính xác, nghiêm túc thì bản án sẽ ít bị kháng cáo hoặc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, từ đó vụ án sẽ không bị kéo dài. Hoặc giả sử, nếu bản án bị kháng cáo hoặc kháng nghị để xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm thì cũng không mất công sức, thời gian và tiền của Nhà nước cũng như của những người tham gia tố tụng.
Việc xét xử ở cấp sơ thẩm là hành vi khởi kiện, là cơ sở làm phát sinh quan hệ PLTTDS tức là Tòa án chỉ giải quyết vụ án dân sự khi đơn khởi kiện của các chủ thể có thẩm quyền nộp đơn khởi kiện theo quy định của PLTTDS, đơn khởi kiện thỏa mãn các điều kiện về nội dung, hình thức và họ đã nộp tiền tạm ứng án phí. Khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, đây là cơ sở pháp lí để tòa án mở phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự.
Về thẩm quyền xét xử sơ thẩm thì Theo Luật tổ chức TAND năm 2002 thì XXST thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện và TAND cấp tỉnh. Việc phân định này chủ yếu dựa trên tiêu chí tính chất đơn giản, phức tạp của vụ án. Hiện nay, thẩm quyền XXST của tòa án cấp huyện đã được mở rộng phần lớn các vụ án dân sự được xét xử ở cấp huyện. Tuy nhiên, việc tổ chức hệ thống tòa án và phân định thẩm quyền như hiện nay dẫn đến lượng án tòa án cấp tỉnh phải xét xử là tương đối lớn, khi vừa phải XXST vụ án dân sự, vừa XXPT vụ án dân sự mà các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
Tại phiên tòa sơ thẩm dân sự bao gồm:
– Thành phần hội đồng XXST dân sự: Theo Điều 52 BLTTDS 2004: “Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân. Trong trường hợp đặc biệt thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân”. Tuy nhiên, BLTTDS còn quy định về việc thay thế thành viên Hội đồng xét xử (HĐXX) trong trường hợp đặc biệt nếu có thành viên của HĐXX không thể tham gia xét xử (Điều 198). Trên thực tế, xét về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm xét xử thì đa số các Thẩm phán vượt trội hơn hẳn so vởi Hội thẩm nhân dân (HTND), đôi khi việc tham gia của HTND chi mang tính hình thức. Trong khi đó khi nghị án, HTND luôn chiếm đa số trong biểu quyết, ý kiến của Thẩm phán nhiều khi là thiểu số và chỉ được trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và đưa vào hồ sơ vụ án. Điều này dẫn đến tình trạng bản án, quyết định có thể bị sửa hoặc bị hủy. Việc tham gia của HTND là cần thiết bảo đảm tính dân chủ và sự quan sát của nhân dân trong HĐXX, vì vậy thành phần HĐXX ST nên có một HTND và hai Thẩm phán.
– Những người tham gia phiên tòa sơ thẩm dân sự: Sự tham gia phiên tòa của những người tham gia tố tụng được quy định tại các điều từ 199 đến 206 BLTTDS. Trong đó sự có mặt của các đương sự (nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) là quan trọng nhất. Ngoài ra tùy từng vụ án, PTSTDS còn có thể có sự tham gia của người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch.
Khoản 2 Điều 21 BLTTDS quy định Viện kiểm sát chỉ tham gia PTSTDS đối với những vụ án dân sự mà đương sự có khiếu nại về biện pháp thu thập chứng cứ của tòa án. Tuy nhiên để tăng cường sự giám sát của Viện kiểm sát đối với hoạt động xét xử VADS, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS đã quy định thêm trường hợp Viện kiểm sát tham gia PTSTDS đối với nhứng vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, người có nhược điểm về thể chất, tinh thần.
– Hoãn phiên tòa sơ thẩm dân sự.
BLTTDS quy định HĐXX phải hoãn phiên tòa trong các trương hợp quy định tại khoản 2 Điều 51, Điều 207, Điều 199 đến Điều 203, khoản 2 Điều 72, khoản 4 Điều 230, khoản 2 Điều 206, Điều 204, Điều 205.
– Trình tự xét xử tại phiên tòa sơ thẩm dân sự.
Tại chương XIV BLTTDS (Điều 213 đến Điều 239), bao gồm các thủ tục: Bắt đầu phiên tòa, hỏi, tranh luận, nghị án và tuyên án.
Thư Viện Pháp Luật