Quy định về xét xử ở cấp phúc thẩm
Dễ thấy, không phải tất cả các vụ án xét xử qua cấp sơ thẩm đều bị phúc thẩm, chỉ những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật và bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án mới bị XXPT. Như vậy cơ sở pháp lí làm phát sinh XXPT là dựa trên kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm dân sự khi các bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị là các bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, các quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Phải chăng quy định mọi bản án, quyết định sơ thẩm có thể bị kháng cáo, kháng nghị đã làm giảm hiệu quả của việc xét xử cũng như hao tổn về thời gian, sức lực, tốn kém các chi phí.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 256 BLTTDS: “Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu nếu thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết”. Tuy nhiên quy định không rõ ràng, cụ thể như thế nào là không vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu dẫn đến khó khăn cho các tòa án khi áp dụng áp dụng quy định này.
Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm là Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân tối cao cụ thể quy định tại Điều 30 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002.
Theo quy định tại Điểm a, Điều 24 Luật tổ chức TAND năm 2002 “Các Tòa phúc thẩm tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng”.
Về thủ tục XXPT:
● Phạm vi XXPT : Điều 263 BLTTDS quy định: “Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án, quyết định sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị”. Điều này được hướng dẫn tại Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP thì để đảm bảo quyền lợi của đương sự có kháng cáo và cho cả đương sự không có kháng cáo hay không liên quan đến kháng cáo, kháng nghị, Tòa án cấp phúc thẩm vẫn có thể xem xét phần khác của bản án không bị kháng cáo, kháng nghị .
● Theo quy định Điều 53 BLTTDS quy định thành phần HĐXXPT gôm 3 Thẩm phán trong đó 1 Thẩm phán giữ vai trò làm chủ tọa phúc thẩm. Không có sự tham gia của hội thẩm nhân dân. Điều này là hợp lí vì mục đích của XXPT thực chất là đánh giá lại kết quả hoạt động nhận thức vụ án dân sự của HĐXXST nên HĐXXPT nên được cơ cấu chú trọng chuyên môn.
● Những người tham gia phiên tòa Phúc thẩm dân sự được quy định tại Điều 264 BLTTDS “1. Người kháng cáo, đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải được triệu tập tham gia phiên tòa. Tòa án có thể triệu tập thêm những người tham gia tố tụng khác nếu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị.
2. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên tòa phúc thẩm trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc đã tham gia phiên tòa sơ thẩm”. Tuy nhiên, để đề cao chức năng giám sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát trong TTDS nên Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS quy định: “Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên tòa phúc thầm”.
● Thủ tục tiến hành PTPTDS:
Để đảm bảo nguyên tắc hai cấp xét xử, thủ tục tiến hành phiên tòa phúc thẩm được quy định giống phiên tòa sơ thẩm gồm: thủ tục bắt đầu phiên tòa, xét hỏi tại phiên tòa, tranh luận tại phiên tòa, nghị án và tuyên án.
Thư Viện Pháp Luật