Thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm dân sự

Thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm dân sự được quy định như thế nào?

Thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm dân sự được quy định tại Chương XIV Bộ luật tố tụng dân sự, từ Điều 213 đến Điều 239. Theo đó để tiến hành phiên tòa sơ thẩm dân sự cần phải thực hiện các thủ tục sau: Bắt đầu phiên tòa, hỏi, tranh luận, nghị án và tuyên án.

1 Bắt đầu phiên tòa:

Thủ tục bắt đầu phiên tòa được quy định từ Điêu 213 đến Điều 216 Bộ luật Tố tụng dân sự, bao gồm các thủ tục sau:

– Khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.

– Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại sự có mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án và kiểm tra căn cước của đương sự.

– Chủ tọa phiên tòa phổ biến quyền và nghĩa vụ của các đương sự và của những người tham gia tố tụng khác.

– Chủ tọa phiên tòa giới thiệu họ, tên những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch (nếu có).

2 Hỏi

Thủ tục hỏi được quy định từ Điều 217 đến Điều 231 BLTTDS, thủ tục hỏi được tiến hành theo trình tự như sau

– Hỏi để xác định yêu cầu của đương sự

– Hỏi về việc tự hòa giải của các đương sự

– Các đương sự tự trình bày.

– Hỏi để làm rõ nội dung vụ án

3 Tranh luận

Thủ tục tranh luận được quy định từ Điều 232 đến Điều 234

– Phát biểu của các bên đương sự khi tranh luận

– Phát biểu của Kiểm sát viên

– Vai trò của Hội đồng xét xử đối với tranh luận của các bên

4 Nghị án và tuyên án

Thủ tục nghị án được quy định tại Điều 236 và Điều 237 Bộ luật tố tụng dân sự.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào