Khái niệm về nghĩa dân sự là gì ?
Trước hết, nghĩa vụ dân sự được hiểu là một quan hệ pháp luật; do đặc điểm của đối tượng và đặc điểm của phương pháp điều chỉnh của Bộ Luật dân sự. Theo những đặc điểm trên, có thể nhận định: Nghĩa vụ dân sự là quan hệ pháp luật dân sự, bao gồm các bên chủ thể, trong đó một bên chủ thể mang quyền có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ dân sự phải chuyển giao một tài sản, phải thực hiện một công việc hoặc không được thực hiện một công việc, phải bồi thường một thiệt hại về tài sản.
Bên có nghĩa vụ dân sự trong quan hệ nghĩa vụ phải thực hiện các quyền yêu cầu của bên có quyền dân sự hợp pháp. Như vậy, nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp luật, trong đó các bên tham gia bình đẳng với nhau về mặt pháp lý, các quyền và nghĩa vụ dân sự hợp pháp của các bên, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của người thứ ba đều được pháp luật đảm bảo thực hiện.
Nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp luật, do vậy nó cũng có những căn cứ phát sinh, căn cứ làm thay đổi và chấm dứt quan hệ hệ nghĩa vụ theo thoả thuận hợp pháp hay theo quy định của pháp luật. Việc xác lập quan hệ nghĩa vụ do ý chí của quan của các chủ thể, việc hình thành quan hệ nghĩa vụ nghĩa vụ còn do pháp luật quy định căn cứ vào sự kiện pháp lý làm phát sinh nghĩa vụ. Có căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ, mới có quan hệ nghĩa vụ dân sự. Việc thực hiện nghĩa vụ đến đâu, nghĩa vụ được thực hiện ở mức độ nào, còn tuỳ thuộc vào hành vi pháp lý của các bên trong quan hệ nghĩa vụ. Đó cũng là căn cứ để xác định hành vi thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ dân sự hoặc hành vi xâm phạm quan hệ nghĩa vụ dân sự.
Nếu xét về mặt xã hội, nghĩa vụ còn được hiểu là việc một người thực hiện một việc vì lợi ích của người khác, những hành vi đó pháp luật không quy định buộc phải thực hiện (việc thực hiện này năm ngoài nghĩa vụ thực hiện công việc không có sự uỷ quyền). Những hành vi như vậy thường gặp trong đời sống xã hội nhưng pháp luậtkhông quy định trước hậu quả pháp lý của hành vi đó. Ví dụ: Một người nâng một người khác bị ngã trên đường; một người dẫn một cháu nhỏ qua đường… Trong những trường hợp này, có thể xem là nghĩa vụ tự nhiên, thuộc phạm trù đạo đức và lương tâm của người thực hiện nghĩa vụ đó. Loại nghĩa vụ tự nhiên này thường phát sinh trong đời sống xã hội, tuy một người không thực hện thì người đó cũng không chịu bất kỳ một trách nhiệm pháp lý nào, nhưng trong một quan hệ xã hội cụ thể nào đó, người không thực hiện nghĩa vụ này có thể bị phê phán, bị đánh giá về phẩm hạnh theo chiều hướng bất lợi cho người đó.
Xét về mặt pháp lý, Điều 280 BLDS 2005 quy định: “Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao một vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (bên có quyền)”. Theo nội dung của những quy định trên, nghĩa vụ dân sự được hiểu là quan hệ phápluật về tài sản và nhân thân của các chủ thể, theo đó chủ thể mang quyền có quyền yêu cầu chủ thể mang nghĩa vụ phải chuyển giao một tài sản, thực hiện một việc hoặc không được thực hiện một việc vì lợi ích của mình hay lợi ích của người thứ ba, phải bồi thường một thiệt hại về tài sản hoặc nhân thân do có hành vi gây thiệt hại, vi phạm lợi ích hợp pháp của các bên có quyền. Chủ thể mang nghĩa vụ dân sự có nghĩa vụ thực hiện quyền yêu cầu của chủ thể mang quyền. Các quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự của các bên chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận của các bên xác lập quan hệ nghĩa vụ dân sự.
Thư Viện Pháp Luật