Ủy quyền đứng tên trên giấy chứng nhận nhà đất

Tôi có mua 1 căn nhà bằng giấy viết tay và để mẹ tôi đứng tên. Tôi có cần phải làm hợp đồng uỷ quyền để mẹ đứng tên không? Có công chứng được không? Bố mẹ tôi sắp ly hôn thì có ảnh hưởng đến căn nhà tôi nhờ mẹ tôi đứng tên không? Xin cảm ơn.

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Đối tượng của ủy quyền là công việc phải làm. Việc đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở không phải là công việc mà là sự ghi nhận và bảo đảm của Nhà nước cho người sử dụng/sở hữu; là cơ sở pháp lý để chủ sử dụng/sở hữu thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.

Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hướng dẫn phải thể hiện rõ thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại trang 1 của Giấy chứng nhận. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là cá nhân, hộ gia đình… được Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Khi bạn mua nhà và đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì trên Giấy chứng nhận sẽ ghi tên của bạn và bạn không được ủy quyền cho mẹ bạn đứng tên trên giấy chứng nhận đó.

Trong trường hợp không có điều kiện để đi làm các thủ tục theo quy định của pháp luật khi mua bán và đăng ký quyền sở hữu nhà ở thì bạn có thể ủy quyền cho mẹ bạn thực hiện các thủ tục đó.

- Hình thức hợp đồng ủy quyền: Được lập thành văn bản và có thể yêu cầu công chứng tại bất kỳ tổ chức công chứng nào.

- Nội dung ủy quyền: Tùy theo yêu cầu của bạn, có thể ủy quyền các nội dung như: Lập và ký hợp đồng mua bán nhà tại cơ quan công chứng; Làm thủ tục đăng ký sang tên quyền sở hữu nhà tại Văn phòng đăng ký nhà đất; Nộp các khoản thuế, phí … phát sinh từ Hợp đồng mua bán nhà …

Việc bố mẹ bạn ly hôn không ảnh hưởng gì đến việc mẹ bạn thực hiện các công việc theo ủy quyền từ bạn.

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Đối tượng của ủy quyền là công việc phải làm. Việc đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở không phải là công việc mà là sự ghi nhận và bảo đảm của Nhà nước cho người sử dụng/sở hữu; là cơ sở pháp lý để chủ sử dụng/sở hữu thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.

Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hướng dẫn phải thể hiện rõ thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại trang 1 của Giấy chứng nhận. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là cá nhân, hộ gia đình… được Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Khi bạn mua nhà và đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì trên Giấy chứng nhận sẽ ghi tên của bạn và bạn không được ủy quyền cho mẹ bạn đứng tên trên giấy chứng nhận đó.

Trong trường hợp không có điều kiện để đi làm các thủ tục theo quy định của pháp luật khi mua bán và đăng ký quyền sở hữu nhà ở thì bạn có thể ủy quyền cho mẹ bạn thực hiện các thủ tục đó.

- Hình thức hợp đồng ủy quyền: Được lập thành văn bản và có thể yêu cầu công chứng tại bất kỳ tổ chức công chứng nào.

- Nội dung ủy quyền: Tùy theo yêu cầu của bạn, có thể ủy quyền các nội dung như: Lập và ký hợp đồng mua bán nhà tại cơ quan công chứng; Làm thủ tục đăng ký sang tên quyền sở hữu nhà tại Văn phòng đăng ký nhà đất; Nộp các khoản thuế, phí … phát sinh từ Hợp đồng mua bán nhà …

Việc bố mẹ bạn ly hôn không ảnh hưởng gì đến việc mẹ bạn thực hiện các công việc theo ủy quyền từ bạn.

 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào