Xử phạt vi phạm hành chính về điện lực
Điều 46 Luật Điện lực năm 2004 quy định về quyền và nghĩa vụ của khách hàng sử dụng điện như sau:
“2. Khách hàng sử dụng điện có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thanh toán tiền điện đầy đủ, đúng thời hạn và thực hiện các thoả thuận khác trong hợp đồng mua bán điện;
b) Sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện các quy định về quản lý nhu cầu sử dụng điện;
c) Kịp thời cắt điện hoặc giảm mức tiêu thụ điện khi nhận được thông báo của bên bán điện trong các trường hợp quy định tại Điều 27 của Luật này;
d) Thông báo cho bên bán điện biết trước năm ngày khi có nhu cầu tạm ngừng sử dụng điện, trước mười lăm ngày khi có nhu cầu chấm dứt hợp đồng mua bán điện;
đ) Thông báo kịp thời cho bên bán điện khi phát hiện những hiện tượng bất thường có thể gây mất điện, mất an toàn cho người và tài sản;
e) Tạo điều kiện để bên bán điện kiểm tra, ghi chỉ số công tơ và liên hệ với khách hàng;
g) Bảo đảm các trang thiết bị sử dụng điện đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu về an toàn điện;
h) Bồi thường khi gây thiệt hại cho bên bán điện theo quy định của pháp luật;
i) Chịu trách nhiệm đầu tư đường dây dẫn điện từ sau công tơ mua điện đến nơi sử dụng điện;
k) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật”.
Theo đó, khoản 2 Điều 8 Nghị định 105/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 hướng dẫn và thi hành một số điều của Luật Điện lực quy định Các hành vi vi phạm của bên mua điện bao gồm:
“a) Trì hoãn việc thực hiện hợp đồng đã ký trong trường hợp mua buôn điện để bán lại cho tổ chức, cá nhân sử dụng điện;
b) Sử dụng điện sai mục đích ghi trong hợp đồng;
c) Không thực hiện cắt điện, giảm mức tiêu thụ điện khi có yêu cầu của bên bán điện do sự cố bất khả kháng;
d) Sử dụng quá công suất đã đăng ký trong biểu đồ phụ tải được ghi trong hợp đồng mua bán điện vào giờ cao điểm;
đ) Tự ý sử dụng thêm nguồn điện khác của bên bán điện ngoài nguồn đã ghi trong hợp đồng;
e) Đóng, cắt, sửa chữa, di chuyển các thiết bị và công trình lưới điện của bên bán điện;
g) Không thanh lý hợp đồng khi không sử dụng điện;
h) Làm hư hỏng thiết bị điện hoặc công trình điện của bên bán điện;
i) Chậm trả tiền điện theo quy định mà không có lý do chính đáng;
k) Gây sự cố đối với lưới điện của bên bán điện;
l) Gian lận trong việc sử dụng điện dưới mọi hình thức”.
Như vậy, theo các quy định nói trên hành vi gian lận trong việc sử dụng điện phải chịu trách nhiệm nộp phạt đối với vi phạm này.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 31 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, cảnh sát kinh tế có thẩm quyền xử phạt như sau:
“5. Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Trưởng phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm ma tuý, Trưởng phòng Quản lý xuất cảnh, nhập cảnh, Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên hoạt động có tính chất độc lập, Trạm trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này”
Do đó, đối với hành vi vi phạm hành chính về điện lực, công ty điện lực không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Khoản tiền 5 triệu mà bạn đã nộp là khoản tiền truy thu tiền điện bị hao hụt và bồi thường thiệt hại do hành vi ăn cắp điện dựa vào hợp đồng cung ứng điện giữa nhà bạn và công ty điện lực. Còn việc xử phạt vi phạm hành chính của cảnh sát kinh tế là đúng thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan này.
Trả lời bởi:
Điều 46 Luật Điện lực năm 2004 quy định về quyền và nghĩa vụ của khách hàng sử dụng điện như sau:
“2. Khách hàng sử dụng điện có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thanh toán tiền điện đầy đủ, đúng thời hạn và thực hiện các thoả thuận khác trong hợp đồng mua bán điện;
b) Sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện các quy định về quản lý nhu cầu sử dụng điện;
c) Kịp thời cắt điện hoặc giảm mức tiêu thụ điện khi nhận được thông báo của bên bán điện trong các trường hợp quy định tại Điều 27 của Luật này;
d) Thông báo cho bên bán điện biết trước năm ngày khi có nhu cầu tạm ngừng sử dụng điện, trước mười lăm ngày khi có nhu cầu chấm dứt hợp đồng mua bán điện;
đ) Thông báo kịp thời cho bên bán điện khi phát hiện những hiện tượng bất thường có thể gây mất điện, mất an toàn cho người và tài sản;
e) Tạo điều kiện để bên bán điện kiểm tra, ghi chỉ số công tơ và liên hệ với khách hàng;
g) Bảo đảm các trang thiết bị sử dụng điện đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu về an toàn điện;
h) Bồi thường khi gây thiệt hại cho bên bán điện theo quy định của pháp luật;
i) Chịu trách nhiệm đầu tư đường dây dẫn điện từ sau công tơ mua điện đến nơi sử dụng điện;
k) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật”.
Theo đó, khoản 2 Điều 8 Nghị định 105/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 hướng dẫn và thi hành một số điều của Luật Điện lực quy định Các hành vi vi phạm của bên mua điện bao gồm:
“a) Trì hoãn việc thực hiện hợp đồng đã ký trong trường hợp mua buôn điện để bán lại cho tổ chức, cá nhân sử dụng điện;
b) Sử dụng điện sai mục đích ghi trong hợp đồng;
c) Không thực hiện cắt điện, giảm mức tiêu thụ điện khi có yêu cầu của bên bán điện do sự cố bất khả kháng;
d) Sử dụng quá công suất đã đăng ký trong biểu đồ phụ tải được ghi trong hợp đồng mua bán điện vào giờ cao điểm;
đ) Tự ý sử dụng thêm nguồn điện khác của bên bán điện ngoài nguồn đã ghi trong hợp đồng;
e) Đóng, cắt, sửa chữa, di chuyển các thiết bị và công trình lưới điện của bên bán điện;
g) Không thanh lý hợp đồng khi không sử dụng điện;
h) Làm hư hỏng thiết bị điện hoặc công trình điện của bên bán điện;
i) Chậm trả tiền điện theo quy định mà không có lý do chính đáng;
k) Gây sự cố đối với lưới điện của bên bán điện;
l) Gian lận trong việc sử dụng điện dưới mọi hình thức”.
Như vậy, theo các quy định nói trên hành vi gian lận trong việc sử dụng điện phải chịu trách nhiệm nộp phạt đối với vi phạm này.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 31 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, cảnh sát kinh tế có thẩm quyền xử phạt như sau:
“5. Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Trưởng phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm ma tuý, Trưởng phòng Quản lý xuất cảnh, nhập cảnh, Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên hoạt động có tính chất độc lập, Trạm trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này”
Do đó, đối với hành vi vi phạm hành chính về điện lực, công ty điện lực không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Khoản tiền 5 triệu mà bạn đã nộp là khoản tiền truy thu tiền điện bị hao hụt và bồi thường thiệt hại do hành vi ăn cắp điện dựa vào hợp đồng cung ứng điện giữa nhà bạn và công ty điện lực. Còn việc xử phạt vi phạm hành chính của cảnh sát kinh tế là đúng thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan này.
Thư Viện Pháp Luật