Biện pháp kinh tế - xã hội trong việc phòng, chống mại dâm được quy định như thế nào?
Điều 14 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm quy định nội dung cụ thể của biện pháp kinh tế - xã hội trong việc phòng, chống mại dâm bao gồm:
1. Giải quyết việc làm, tổ chức dạy nghề, hướng nghiệp, xoá đói, giảm nghèo cho những gia đình nghèo, những người không có việc làm. Tạo điều kiện trợ giúp những phụ nữ nghèo được vay vốn, tổ chức tư vấn và hướng dẫn họ tiếp cận với các dịch vụ sản xuất, kinh doanh, sử dụng vốn làm kinh tế để tăng thu nhập theo các chương trình, dự án nhằm ngăn chặn tệ nạn mại dâm phát sinh, phát triển;
2. Tổ chức chữa bệnh, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm cho người bán dâm hoàn lương; trợ cấp khó khăn hoặc tạo điều kiện cho họ vay vốn, tư vấn, hướng dẫn phương pháp sản xuất, kinh doanh để họ có thu nhập ổn định;
3. Thực hiện chính sách ưu đãi về tài chính, về thuế đối với các cơ sở chữa bệnh, dạy nghề, tạo việc làm cho người bán dâm hoặc các cơ sở kinh doanh có người bán dâm hoàn lương làm việc. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện quy định này;
4. Ủy ban nhân dân các cấp phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận cùng cấp chỉ đạo, tổ chức thực hiện các quy định tại các khoản 1, 2 và 3 của Điều này trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình.
Thư Viện Pháp Luật