Mức độ vi phạm giao thông đường bộ
1. Sự việc mà bác đưa ra để có thể tư vấn và kết luận một cách chính xác thì còn thiếu rất nhiều thông tin: thông tin về vụ va quyệt giữa xe tải và xe khách là do lỗi của ai, hậu quả ra sao bởi nó có liên quan trực tiếp đến lỗi cụ thể của lái xe tải ở hành vi đâm sau. Thông tin về việc anh lái xe tải đã biết rõ được yêu cầu dừng xe hay chưa, anh lái xe tải này có chấp hành đúng quy định về an toàn giao thông hay không và thông tin về việc anh lái xe tải này biết rõ là có người đứng chặn rồi mà vẫn cố tính lao xe đến hay không? (những thông tin này liên quan trực tiếp đến lỗi của anh lái xe tải và lỗi của con trai bác)
2. Tuy nhiên, do chưa được biết nhiều thông tin về anh lái xe tải nêu trên, mà chỉ xét đến mỗi hành vi của con trai bác thì theo chúng tôi hành vi của của con bác là hành vi vi phạm giao thông đường bộ là dừng đỗ xe trái quy định gây thiệt hại nghiêm trọng đến sức khỏe của người khác đủ yếu tố cấu thành tại khoản 1 Điều 202 Bộ luật Hình sự. Khoản 1 Điều 202 Bộ luật Hình sự có quy định như sau: “Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm”. Còn việc theo sự chỉ đạo của người lái xe khách, cũng như xuất phát từ sự giúp đỡ chỉ là những tình tiết có thể được coi là giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt.
3. Việc xác định lỗi của anh lái xe tải trong vụ va chạm với xe khách rất quan trọng, là cơ sở để xác định được lỗi của anh lái xe tải đối với việc đâm trực tiếp vào xe máy do con trai bác điều khiển.
4. Còn về thủ tục xin tại ngoại, bác có thể làm như sau: đầu tiên bác phải làm đơn xin bảo lĩnh với những nội dung chủ yếu sau:
- Tên đơn: Đơn xin bảo lĩnh cho bị can đang bị giam giữ được áp dụng biện pháp tại ngoại;
Kính gửi: Trưởng Công an Quận (huyện)…và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Quận (Huyện)….;
Họ tên, nghề nghiệp, địa chỉ của người hoặc tổ chức bảo lĩnh;
Mối quan hệ với người bảo lĩnh, tên người bị bắt, lý do bắt, nơi giam giữ;
Lý do xin bảo lĩnh, và những cam kết của gia đình, tổ chức sau khi người bị bắt được tại ngoại.
Sau đó bác gửi đơn đến cơ quan đang thụ lý vụ án, nếu cơ quan đang thụ lý vụ án đó chấp nhận, thì họ sẽ ra quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giam sang bảo lĩnh hoặc từ tạm giam sang biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú.
Thư Viện Pháp Luật