Các hình thức sở hữu chung
Sở hữu chung theo phần : là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung. Theo nguyên tắc là bình đẳng, có quyền chuyển nhượng theo quy định của pháp luật hoặc thỏa thuận, lợi ích và rủi ro xác định theo phần quyền của họ trong tài sản chung.
Sở hữu chung hợp nhất : là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung. Các chủ sở hữu chunghợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung. Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chunghợp nhất không phân chia.
Đối với tài sản chung hợp nhất có thể phân chia là tài sản chung của vợ chồng. Để được công nhận có sở hữu chung hợp nhất phải có quan hệ hôn nhân hợp pháp. Tài sản có thể phân chia trong những trường hợp như: ly hôn, chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân hoặc một bên mất. Nguyên tắc chia tài sản là vợ chồng bình đẳng vì vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người nên có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Vợ chồng cùng bàn bạc, thoả thuận hoặc uỷ quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
Đối với tài sản chung hợp nhất không thể phân chia là sở hữu chung của cộng đồng như tài sản chung của cá nhân, hộ gia đình ở các khu chung cư. Hay các đồng sở hữu chủ bình đẳng nhưng không có quyền chuyển nhượng cho chủ sở hữu khác thuộc vào tài sản chung hợp nhất không thể phân chia.
Sở hữu chung hỗn hợp là sở hữu đối với tài sản do các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất, kinh doanh thu lợi nhuận.
Thư Viện Pháp Luật