Vay tiền không có khả năng trả nợ thì có phải lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không?
Bộ luật Hình sự quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
“Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản ...
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.
Trường hợp mà bạn nêu, bạn của bạn không sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của cửa hàng bán vật liệu xây dựng. Do vậy, đối chiếu quy định trên với các thông tin mà bạn cung cấp thì bạn của bạn không phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tuy nhiên, Bộ luật Hình sự có quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại khoản 1, Điều 140. Do các thông tin mà bạn cung cấp chưa rõ, cho nên theo quy định tại khoản 1 Điều 140, nếu bạn của bạn sử dụng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt số tiền 30 triệu thì bạn của bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Nếu bạn của bạn không dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt số tiền còn lại của cửa hàng vật liệu xây dựng thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tranh chấp giữa chủ cửa hàng với bạn của bạn là tranh chấp dân sự và sẽ được giải quyết theo trình tự, thủ tục tố tụng dân sự.
Thư Viện Pháp Luật