Căn cứ xác định diện thừa kế
Căn cứ xác định diện thừa kế
– Diện thừa kế theo pháp luật dựa trên quan hệ hôn nhân
: “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn”. NĐiều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000hư vậy, chỉ coi là quan hệ hôn nhân giữa một người nam và một người nữ khi họ kết hôn hợp pháp. Sau khi kết hôn, vợ và chồng có quyền và nghĩa vụ đối với nhau và một trong những quyền của vợ chồng được pháp luật thừa nhận là “Vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của luật về thừa kế” (Khoản 1 Điều 31 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000). Để có thể được pháp luật thừa nhận quan hệ hôn nhân hợp pháp thì việc kết hôn phải tuân thủ các điều kiện và thủ tục do pháp luật quy định (Điều 9_Điều kiện kết hôn và Điều 10_Những trường hợp cấm kết hôn Luật Hôn nhân và Gia đình 2000).
Quan hệ hôn nhân là cơ sở để xác định chủ thể trong các quan hệ sở hữu về tài sản, về nghĩa vụ,… một trong các quan hệ về tài sản là quyền thừa kế của nhau khi vợ hoặc chồng chết trước. quyền thừa kế của vợ chồng còn được bảo về bằng pháp luật, khi vợ hoặc chồng chết trước dù đã có di chúc là truất quyền thừa kế của vợ hoặc chồng còn sống.
– Diện thừa kế theo pháp luật dựa trên quan hệ huyết thống
Quan hệ huyết thống là quan hệ giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ (Những người cùng dòng máu về trực hệ là cha, mẹ đối cới con; ông bà đối với cháu nội và cháu ngoại; cụ đối với chắt nội và chắt ngoại) hoặc bàng hệ (không trực tiếp sinh ra nhau nhưng có cùng một nguồn gốc chung: ví dụ như quan hệ giữa anh chị em ruột và ngược lại).
Pháp luật về hôn nhân và gia đình bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng của những người con xét về quan hệ huyết thống với cha mẹ và nghĩa vụ của người làm cha làm mẹ của con. Quyền thừa kế của con không phụ thuộc vào hình thức hôn nhân của cha đẻ, mẹ đẻ.
– Diện thừa kế theo pháp luật dựa trên quan hệ nuôi dưỡng
Quan hệ nuôi dưỡng là quan hệ giữa những người nuôi dưỡng với người được nuôi dưỡng, là sự thể hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau giữa những người thân thuộc theo quy định của pháp luật.
Quan hệ nuôi dưỡng được thể hiện giữa anh chị em ruột đối với nhau trong hoàn cảnh mồ côi cha mẹ hoặc còn nhưng không có khả năng lao động, không có năng lực hành vi dân sự.
Quan hệ nuôi dưỡng giữa ông bà nội, ông bà ngoại với cháu, chắt nội, ngoại (Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình).
Quan hệ nuôi dưỡng giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ, của chồng. Cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ, chồng luật không quy định có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc nhau, nhưng trong trực tế, cha dượng, mẹ kế với con riêng của của vợ, chồng đã thể hiện được nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc nhau như cha mẹ con theo Điều 679 BLDS 2005, họ được hưởng thừa kế của nhau.
Quan hệ nuôi dưỡng là quan hệ giữa cha mẹ nuôi với con nuôi và ngược lại. Việc xác định quan hệ nuôi dưỡng thông qua sự kiện nhận nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật. Việc nhận nuôi con nuôi phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện do luật hôn nhân và gia đình quy định (Điều 68 và Điều 69).
– Ý nghĩa
Xác định diện thừa kế theo quy định của pháp luật trước hết để xác định những người có quyển hưởng di sản. Sau nữa là loại trừ những trường hợp không thuộc diện thừa kế theo pháp luật hoặc thuộc nhưng không có quyền hưởng di sản thừa kế theo pháp luật.
Phạm vi những người thừa kế theo pháp luật được xác định dựa trên 3 mối quan hệ như đã trình bày ở trên. Ba mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng có tình độc lập tương đối, vì quan hệ này là tiền đề của quan hệ kia. Tuy nhiên, từng quan hệ được xác định theo quy định của pháp luật giữa người để lại di sản với người thừa kế. Chỉ có sự xác định diện những người thừa kế theo quy định pháp luật chuẩn xác mới ngăn chặn được sự mất đoàn kết trong dòng tộc và có tác dụng giáo dục ý thức sống, ý thức pháp luật cho những người thuộc diện thừa kế.
Thư Viện Pháp Luật