Giá trị của văn bản chứng thực

Trong hoạt động tư pháp, văn bản chứng thực có giá trị làm bằng chứng pháp lý hay đơn thuần chỉ có giá trị thông tin?

Văn bản chứng thực là bản sao giấy tờ, văn bản được chứng thực; giấy tờ, văn bản có chữ ký của cá nhân được chứng thực; hợp đồng, giao dịch được chứng thực.

Đối với hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ, trừ trường hợp được thực hiện không đúng thẩm quyền hoặc không tuân theo quy định tại Nghị định này hoặc bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu (khoản 2 Điều 14 Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 về công chứng, chứng thực).

Đối với bản sao giấy tờ, văn bản được chứng thực thì có giá trị pháp lý sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch (khoản 1 Điều 3 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP).

Đối với chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản (khoản 2 Điều 3 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP).

Như vậy, văn bản chứng thực có các giá trị pháp lý khác nhau chứ không đơn thuần chỉ có giá trị thông tin.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào