Năm sinh trong lý lịch Đảng và các giấy tờ hộ tịch khác nhau
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch, thì giá trị pháp lý của giấy tờ hộ tịch như sau:
“1. Giấy tờ hộ tịch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân theo quy định của pháp luật về hộ tịch là căn cứ pháp lý xác nhận sự kiện hộ tịch của cá nhân đó.
2. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó”.
Theo như tình huống nêu trên thì hồ sơ lí lịch Đảng viên của ông Nguyễn Văn A sinh năm 1952 nhưng theo giấy khai sinh và các giấy tờ khác, kể cả bằng cấp lại ghi nhận ông Nguyễn Văn A sinh năm 1957, như vậy theo nguyên tắc thì hồ sơ lí lịch Đảng viên của ông Nguyễn Văn A không được coi là giấy tờ hộ tịch gốc mà phải căn cứ vào Giấy khai sinh để xác định năm sinh để tính chế độ hưu trí cho ông A. Tuy nhiên, theo tình huống thì việc khai năm 1957 là do mẹ ông A đã nhờ người làm giả hồ sơ để được cấp giấy khai sinh để được đi học, do vậy cơ quan giải quyết chế độ hưu trí cho ông A co thể làm Công văn gửi cơ quan đã cấp Giấy khai sinh cho ông A để xác minh sự việc này, trên cơ sở đó sẽ giải quyết chế độ hưu trí cho ông A.
Thư Viện Pháp Luật