Thế nào là vô ý làm chết người?

Thế nào là vô ý làm chết người?

Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính được quy định tại điều 99 BLHS. Luatngogia.net xin cung cấp các quy định của pháp luật liên quan đến tội phạm này cho quý khách hàng quan tâm như sau:

Điều 99 BLHS quy định:

“1. Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.

2. Phạm tội làm chết nhiều người thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

Cũng như các tội phạm khác, cấu thành tội phạm của tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính tội gồm: chủ thể của tội phạm, mặt khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm.

1. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính trước hết phải đảm bảo các yếu tố cần và đủ như: độ tuổi, năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại các Điều 12, 13 BLHS. Tuy nhiên, đối với tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính chỉ những người đủ 16 tuổi trở lên mới có thể là chủ thể của tội phạm này.

Chủ thể của tội phạm này có thể là bất kì ai.

2. Mặt khách thể của tội phạm.

Khách thể của tội phạm là tính mạng của công dân, đây là quyền cơ bản của mỗi công dân.

Đối tượng tác động của tội phạm này chính là bản thân mỗi công dân, quyền được sống của mỗi công dân.

3. Mặt khách quan của tội phạm.

* Hành vi khách quan.

– Hành vi khách quan được thực hiện bằng một trong hai loại hành vi sau:

Hành vi vi phạm quy tắc nghề nghiệp. Đó là hành vi do không quy định các quy tắc nhất định mà nghề nghiệp buộc phải yêu cầu gây ra hậu quả chết người.

Ví dụ: A là thợ điện mắc dây điện trần không đúng độ cao quy định, B đụng phải, B chết. Hoặc A là y tá của bệnh viện Trung ương Huế, khi phát thuốc cho bệnh nhân do cẩu thả không kiểm tra thuốc nên đã đưa nhầm thuốc cho bệnh nhân uống và bệnh nhân chết.

– Hành vi phạm quy tắc hành chính.

Ví dụ: chặt cây công cộng trái với quy định của cơ quan có thẩm quyền, làm gẫy cành cây, đứt dây dẫn điện, gây chết người qua đường…

          *Hậu quả

          Hậu quả là yếu tố bắt buộc của tội phạm này, hậu quả chết người phải xảy ra, giữa hành vi và hậu quả có mối quan hệ mật thiết với nhau, hậu quả chết người phải do nguyên nhân vi phạm các quy tắc trên của người thực hiện tội phạm.

4. Mặt chủ quan của tội phạm.

Lỗi của người phạm tội phải là lỗi vô ý, theo quy định của pháp luật thì được hiểu dưới 2 dạng lỗi là lỗi vô ý do quá tự tin và vô ý do cẩu thả.

Lỗi vô ý do quá tự tin thể hiện ở việc người phạm tội biết hành vi của mình là nguy hiểm nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được, nhưng hậu quả vẫn xảy ra.

 Lỗi vô ý do cẩu thả là việc người phạm tội vì cẩu thả mà không thấy trước được khả năng gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước.

5. Về hình phạt:

Khung cao nhất của hình phạt là có thể phạt tù đến 12 năm.

Tội này về cơ bản được hiểu như là một trường hợp đặc biệt của Tội vô ý làm chết người (Điều 98) nhưng do đây là những quy tắc mang tính chất nghề nghiệp và tính chất hành chính đối với người phạm tội, Người phạm tội luôn nhận thức được rõ các quy tắc này nên trách nhiệm xử lý sẽ cao hơn việc Vô ý phạm tội được quy định tại Điều 98.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội xâm phạm tính mạng sức khỏe

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào