Thời hạn làm lại chứng minh nhân dân
1. Như bạn trình bày thì CMND của bạn bị mất vì vậy, theo quy định tại Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP ngày 3/2/1999 của Chính phủ quy định về chứng minh nhân dân thì bạn thuộc trường hợp phải làm thủ tục cấp lại CMND.
Cũng theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này thì thủ tục đổi lại CMND như sau:
- Đơn trình bày rõ lý do xin đổi chứng minh hoặc cấp lại có xác nhận của công an phường, xã, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
- Xuất trình hộ khẩu thường trú;
Xuất trình quyết định thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh (nếu có);
- Chụp ảnh;
- In vân tay hai ngón trỏ;
- Khai tờ khai xin cấp Chứng minh nhân dân;
- Nộp lại Chứng minh nhân dân đã hết hạn sử dụng, hư hỏng hoặc có thay đổi nội dung theo quy định tại các điểm c, d, e Điều 5 Nghị định này.
Kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ và làm xong thủ tục theo quy định trên đây, cơ quan công an phải làm xong Chứng minh nhân dân cho công dân trong thời gian sớm nhất, tối đa không quá 15 ngày (ở thành phố, thị xã), và 30 ngày (ở địa bàn khác).
Công dân được cấp lần đầu, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân, phải nộp lệ phí theo quy định.
2. Về lệ phí:
- Cấp mới CMND: 5.000 đ/lần cấp đối với các quận; 3.000 đ/lần cấp đối với các huyện.
- Cấp đổi, cấp lại CMND: 6.000 đ/lần cấp đối với các quận; 4.000 đ/lần cấp đối với các huyện.
Riêng các đối tượng sau không phải nộp lệ phí:
- Bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ.
- Thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh.
- Công dân hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an trở về khi đăng ký hộ khẩu trở lại.
- Công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban dân tộc.
Theo như những thông tin mà bạn trình bày thì hành vi của cán bộ công an đó đã vi phạm các quy định về đăng ký và quản lý CMND, bạn có thể có đơn kiến nghị trực tiếp với cấp trên của anh ta để anh ta chịu mức xử phạt theo quy định của đơn vị hoặc bạn có thể tố cáo anh ta theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.
Thư Viện Pháp Luật