Tình tiết giảm nhẹ trong xử lý vi phạm hành chính
Điểm b, khoản 1, Điều 40 Nghị định số 83/2011/NĐ-CP ngày 20/9/2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông có quy định về việc xử phạt hành vi vi phạm các quy định về truyền đưa thông tin trên mạng viễn thông cụ thể như sau: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dung hoạt động viễn thông để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Kích động mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc;
b) Đe dọa, quấy rối, xúc phạm, xuyên tạc, vu khống uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;
c) Quảng cáo, tuyên truyền hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm.
Bên cạnh đó Điều 8 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008) có quy định về Tình tiết giảm nhẹ như sau:
1. Những tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ:
a) Người vi phạm hành chính đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
b) Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi;
c) Vi phạm trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra;
d) Vi phạm do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;
đ) Người vi phạm là phụ nữ có thai, người già yếu, người có bệnh hoặc tàn tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
e) Vi phạm vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;
G) Vi phạm do trình độ lạc hậu.
2. Ngoài những tình tiết quy định tại khoản 1 Điều này, Chính phủ có thể quy định những tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ trong các văn bản quy định về xử phạt vi phạm hành chính.
Như vậy, nếu B có một trong những tình tiết được quy định tại khoản 1 hoặc Chính phủ có thể quy định những tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ trong các văn bản quy định về xử phạt vi phạm hành chính thì mới được coi là tình tiết giảm nhẹ theo quy định của pháp luật
Thư Viện Pháp Luật