Quyền tự định đoạt của đương sự

Pháp luật có quy định về việc bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự. Vậy quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự là gì?

Tự định đoạt được hiểu là việc đương sự tự quyết định các vấn đề theo quy định của pháp luật.

Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự là một trong những quyền tố tụng quan trọng được quy định trong pháp luật. cụ thể quyền này được quy định tại điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự 2004: “ đương sự có quyền tự quyết định việc khởi kiện, yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự…” . Quyền tự định đoạt của đương sự đó chính là quyền tự do ý chí của đương sự, trong đó đương sự hoàn toàn có quyền chủ động trong việc giải quyết mâu thuẫn, các tranh chấp và các việc khác liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp  của họ.

Trong tố tụng dân sự quyền tự định đoạt được xem là một quyền tố tụng đặc biệt quan trọng. Bởi các mâu thuẫn, tranh chấp trong đời sống dân sự không phải là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, không phải là tội phạm( như trong pháp luật hình sự) nên pháp luật quy định và bảo đảm cho đương sự có quyền định đoạt trong việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp đó.

Mặc dù được xem là một quyền tố tụng của đương sự nhưng mọi hành vi định đoạt của đương sự phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật cho phép, đương sự không được thể hiện ý chí của mình một cách tùy tiện.

Như vậy, bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự là bảo đảm cho đương sự tự quyết định việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trước tòa án theo quy định của pháp luật.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào